• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Cổ phần đơn vị sự nghiệp công: Hấp dẫn

22/02/2016 1:03 PM

Năm 2016 tiến trình cổ phần hóa (CPH) sẽ được đẩy mạnh đối với đơn vị sự nghiệp công. PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bình luận, CPH đơn vị sự nghiệp công nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội, giảm gánh nặng của Nhà nước, đồng thời cung cấp dịch vụ công cho xã hội tốt hơn.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Dù được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhưng tiến trình CPH doanh nghiệp nhà nước vẫn không đạt kế hoạch. Bà có cho rằng, CPH đơn vị sự nghiệp công sẽ hết sức khó khăn?

CPH doanh nghiệp nhà nước không đạt được mục tiêu đề ra, theo tôi, nguyên nhân chính là hoạt động của đa số doanh nghiệp không như kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn khi đồng vốn của họ sinh sôi nảy nở, khi mà hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không thực sự hiệu quả, cổ tức được chia không bằng lãi tiền gửi ngân hàng thì người ta không mặn mà.

Còn đối với đơn vị sự nghiệp công, chủ yếu là cơ sở y tế và cơ sở giáo dục, đào tạo, mặc dù lợi nhuận đầu tư không cao, nhưng rất an toàn vì dù đời sống thế nào đi chăng nữa, người dân không thể không đến bệnh viện khi ốm đau, không thể không cho con em đi học tập, đào tạo.

Hơn nữa, Nhà nước đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, chuyển viện phí, học phí thành giá dịch vụ và từng bước nâng khung học phí, viện phí theo lộ trình hướng đến tính đúng, tính đủ giá dịch vụ giáo dục, giá dịch vụ khám chữa bệnh theo giá thị trường thì đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo rất an toàn và có được mức lợi nhuận hợp lý.

Bà tin rằng CPH đơn vị sự nghiệp công sẽ thành công?

Tôi cho rằng, nhà đầu tư rất quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo khi CPH. Bằng chứng là chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi Quyết định về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (ngày 10/8/2015) của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Bệnh viện Giao thông vận tải đã hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu ngoài dự kiến, khi mà nhà đầu tư tham gia rất đông, trong đó nhà đầu tư chiến lược (Tập đoàn T&T) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Từ thành công của Bệnh viện Giao thông vận tải, chắc chắn sẽ có nhiều bệnh viện, trường đại học “nối gót”.

Dù nhà đầu tư mặn mà, nhưng CPH đơn vị sự nghiệp công phức tạp hơn doanh nghiệp rất nhiều lần vì liên quan đến nhiều yếu tố nhạy cảm, thưa bà?

Chính vì vậy, CPH đơn vị sự nghiệp công phải hết sức thận trọng, làm từng bước. Đối với doanh nghiệp, việc định giá tài sản, định giá thương hiệu không quá phức tạp, còn đơn vị sự nghiệp công thì lại khác, vì hầu hết cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, tài sản hữu hình không lớn, nhưng lại đều nằm ở vị trí đắc địa, sử dụng đất đai có giá trị rất lớn, nên việc định giá phức tạp.

Hơn nữa, việc định giá thương hiệu cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế không dễ, tính thế nào về giá thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Từ Dũ, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân… Để xử lý vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý không tính giá trị lợi thế kinh doanh (thương hiệu, tiềm năng phát triển) vào giá trị khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công.

Và trở ngại nữa là người lao động cũng không muốn nơi mình đang làm việc chuyển từ nhà nước sang tư nhân?

Một bác sỹ, giảng viên đại học làm việc tại bệnh viện nhà nước, trường đại học của Nhà nước cảm thấy yên tâm hơn và cũng có đôi chút tự hào so với khi làm việc cho cơ sở ngoài nhà nước. Vì vậy, tâm lý một số người lao động cũng không muốn CPH. Tuy nhiên, đây chỉ là suy nghĩ ban đầu và sẽ nhanh chóng biến mất, vì sau khi chuyển đổi sở hữu, người lao động đang là viên chức nhà nước được đổi vai làm “ông chủ” nếu họ mua cổ phần theo giá ưu đãi.

Theo quy định hiện hành, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công được mua tối đa 100 cổ phần/năm làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất, hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho nhà đầu tư chiến lược. Nếu người lao động cam kết làm việc ít nhất 3 năm sau khi CPH thì được mua thêm 200 cổ phần/năm cam kết làm việc. Người lao động là chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao... cam kết làm việc lâu dài ít nhất 5 năm sau khi chuyển đổi sở hữu còn được mua thêm theo 800 cổ phần/năm cam kết làm việc.

Với những chính sách ưu đãi này, tôi nghĩ người lao động sẽ là tác nhân đẩy nhanh tiến trình CPH đơn vị sự nghiệp công.

Có ý kiến lo ngại, sau khi chuyển đổi sở hữu, thay vì tập trung cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, đơn vị sự nghiệp lại tập trung “kiếm tiền” để làm hài lòng các ông chủ mới?

Tôi cho rằng, lo ngại này không có cơ sở. Bởi bệnh viện, trường đại học công lập sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần phải cạnh tranh với đơn vị sự nghiệp công lập và với đơn vị sự nghiệp do các thành phần kinh tế khác bỏ vốn vào đầu tư, kể cả bệnh viện, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ chế cạnh tranh này, đơn vị nào thu học phí, viện phí cao, trong khi chất lượng khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo không tương xứng, chắc chắn không thu hút được bệnh nhân, học viên.

Mạnh Bôn
Theo báo Đầu tư

Top