• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Công bố 30 quy định tốt nhất và kém nhất

28/02/2017 12:24 PM

(Chinhphu.vn) – 30 quy định được bình chọn là tốt nhất cùng 30 quy định kém nhất vừa được VCCI công bố sáng 28/2.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu tại buổi lễ công bố. Ảnh: enternews.vn

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cuộc bình chọn chỉ gói gọn trong phạm vi các quy định pháp luật về kinh doanh, theo đánh giá của doanh nghiệp, hiệp hội và hội đồng chuyên gia.

Được VCCI phát động vào cuối tháng 12/2015, cuộc bình chọn đã nhận được hơn 9.200 đề cử.

Các tiêu chí để bình chọn bao gồm tính cần thiết của quy định, tính hợp lý, tính thống nhất, tính khả thi, tính minh bạch, chi phí tuân thủ, quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, kiểm soát nguy cơ nhũng nhiễu và thời điểm ban hành/có hiệu lực.

Trong số các quy định kém, có nhiều quy định đã được các doanh nghiệp và giới chuyên gia nhắc đến trong thời gian vừa qua.

Đơn cử, đó là quy định về hạn chế đối với hoạt động hợp tác của các cơ sở in trong Nghị định 60; quy định phải ghi mã ngành cấp 4 khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư theo Nghị định 78 năm 2015; quy định muốn chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài cũng phải xin phép…

Trong danh sách cũng có nhiều quy định tại cấp Thông tư như quy định khi cột đo xăng bị hư hỏng, chỉ được thuê cơ sở khác sửa chữa nếu được cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo đồng ý theo Thông tư 15 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ; kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có giấy phép kinh doanh theo Thông tư 63 năm 2014 của Bộ GTVT; yêu cầu trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy trên xe ô tô theo Thông tư 57 năm 2015 của Bộ Công an…

Các bộ ngành đã có phản hồi với ban tổ chức về hầu hết các quy định kém nhất.

Phát biểu tại buổi lễ, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhắc tới sự kiện giải Oscar vừa được công bố hôm qua và cho rằng sự kiện hôm nay có thể coi là lễ công bố “Oscar cho các quy định pháp luật”.

Ông Lộc cho biết, những quy định tốt nhất được bình chọn đều hướng tới mục tiêu kiến tạo, phục vụ mà Chính phủ đã đề ra và đang quyết liệt thực hiện. “Còn những quy định chưa tốt thì tạo rào cản, với thói quen “làm thay, nghĩ hộ”, không phù hợp với tinh thần tự do kinh doanh”, ông Lộc nói.

Đáng chú ý, trong số 30 quy định được bình chọn là kém nhất, theo VCCI, cho đến nay, 5 quy định đã được sửa đổi và 13 quy định đã được đưa vào kế hoạch sửa đổi. “Những bình chọn kém nhất cũng không nhằm mục đích phê phán. Điều quan trọng nhất từ cuộc bình chọn này là đưa ra được những kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật”, ông Lộc bày tỏ. 

Còn TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện rõ tinh thần và quyết tâm đổi mới, mà quan trọng nhất là việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

“Đây là thay đổi rất quan trọng, nếu trước đây người dân và doanh nghiệp là đối tượng quản lý, thì nay đã được đặt lên cao hơn, thậm chí ngang hàng với cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp là đối tác phát triển, là khách hàng. Muốn vậy, phải xem người dân, doanh nghiệp đánh giá về các quy định thế nào”, ông Cung nhận định.

Ông Cung cũng hi vọng các bộ ngành sẽ khẩn trương, cầu thị xem xét, sửa đổi các quy định được bình chọn là kém nhất, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng là lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm mục tiêu.

Theo VCCI, trong số 30 quy định kém, 5 quy định kém đã được điều chỉnh gồm: Yêu cầu về địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; chỉ tiêu nước thải ngành chăn nuôi; tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm cá tra xuất khẩu; cấm đặt tên doanh nghiệp trùng với tên doanh nhân; yêu cầu bình chữa cháy trên xe ô tô.

13 quy định đang được điều chỉnh gồm: Thời gian làm thêm giờ; kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải có giấy phép kinh doanh; điều kiện thiết lập mạng xã hội; số lượng ô tô tối thiểu kinh doanh vận tải; điều kiện nhập khẩu ô tô; yêu cầu đại lý vận tải biển phải có nhân viên pháp chế; tỷ lệ học sinh trong cơ sở giáo dục nước ngoài; quản lý máy photocopy màu; trách nhiệm ghi chép thông tin của cơ sở in; điều kiện người đứng đầu cơ sở in; cấp phép nhập khẩu máy móc gia công sau in; thiết bị bảo hộ trong cộng đồng lao động; hạn chế hợp tác giữa các cơ sở in.

30 quy định được bình chọn là tốt nhất (sắp xếp ngẫu nhiên)

1. Bộ luật Hình sự 2015 bỏ Tội kinh doanh trái phép tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2005.

2. Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2014.

3. Bãi bỏ quy định về mức trần 15% cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hỗ trợ… liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).

4. Bỏ quy định: "Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà, công trình xây dựng thông qua sàn giao dịch bất động sản" trong Luật Kinh doanh Bất động sản.

5. Giảm tần suất kê khai thuế theo quý thay vì theo tháng đối với doanh nghiệp có doanh thu năm liền trước từ 20 tỷ đến 50 tỷ (Nghị định 91/2014/NĐ-CP).

6. Nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện bất kỳ thủ tục đầu tư nào trừ trường hợp đầu tư vào các dự án phải được chấp thuận thủ tục đầu tư (Luật Đầu tư 2014).

7. Điều kiện kinh doanh bất động sản có vốn pháp định được chứng minh bằng vốn điều lệ (Nghị định 76/2015/NĐ-CP)

8. Mở rộng cho phép người nước ngoài quyền sở hữu nhà ở (Luật Nhà ở 2014)

9. Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép đầu tư các ngành, phân ngành theo điểm đ hoặc đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia thì việc chấp thuận đầu tư trong cùng ngành nghề đó không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành (Nghị định 118/2015/NĐ-CP)

10. Bỏ quy định về chứng chỉ hành nghề và văn bản xác nhận vốn pháp định tại hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 2014).

11. Nhà đầu tư nước ngoài tự do mua ít hơn 51% cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh không có điều kiện mà không phải xin phép (Luật Đầu tư 2014)

12. Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua, thuê, thuê mua nhà, công trình xây dựng làm văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh (Luật Kinh doanh bất động sản).

13. Tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới (Thông tư 91/2015/TT-BGTVT)

14. Trường hợp sau 5 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp. (Thông tư 26/2015/TT-BTC)

15. Mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải toả, người thu nhập thấp được hỗ trợ mua nhà ở xã hội (Luật Nhà ở 2014).

16. Cho phép một cá nhân làm giám đốc đồng thời của nhiều Công ty (Luật Doanh nghiệp 2014).

17. Quy định giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông cho doanh nghiệp từ 25% xuống 20% (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2013)

18. Mở thông tuyến khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi)

19. Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có thể có nhiều hơn một đại diện theo pháp luật (Luật Doanh nghiệp 2015)

20. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở chi nhánh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (Thông tư 194/2014/TT-BTC)

21. Mở rộng việc cho phép các chủ đầu tư dự án được cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai (Luật Kinh doanh bất động sản 2014)

22. Thủ tục đăng ký, thành lập hợp tác xã được đơn giản hóa tiệm cận với thủ tục thành lập doanh nghiệp (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT)

23. Chuyển chức năng đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn về vận tải cho Hiệp hội doanh nghiệp (Thông tư 60/2015/TT-BGTVT)

24. Miễn giấy phép xây dựng nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Luật Xây dựng 2014).

25. Bỏ chương hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật Dân sự 2015

26. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

27. Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50 năm (Luật Đất đai năm 2013)

28. Giảm điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông (Luật Doanh nghiệp 2014)

29. Các nguyên tắc làm thủ tục đầu tư: (1) không yêu cầu thêm hồ sơ; (2) chỉ yêu cầu bổ sung hồ sơ 1 lần; (3) đơn vị được lấy ý kiến không trả lời coi như đồng ý. (Nghị định 118/2015/NĐ-CP)

30. Cho phép thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán khi cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (Quyết định 51/2014/QĐ-TTg).


Thanh Hằng
Top