• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Công phá” thói quen và sức ỳ hệ thống

10/10/2014 5:36 PM

(Chinhphu.vn) - Quá trình triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP với tư tưởng đột phá đã làm bộc lộ rõ hơn những tồn tại cố hữu của cách quản lý cũ.

Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một cách làm mới trong tiến trình cải cách của Việt Nam. Nghị quyết đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng việc thực hiện các quy định và thủ tục theo các chỉ số thông lệ quốc tế (cụ thể là các chỉ số của Nhóm Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh), với mục tiêu bằng các nước ASEAN 6 vào năm 2015. Đánh giá quốc tế dựa trên thông tin doanh nghiệp (DN) là thước đo kết quả cải cách. 

Sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, sự hưởng ứng tích cực của một số “tư lệnh ngành” trong việc triển khai Nghị quyết 19 đã tạo một luồng gió mới trong công cuộc đổi mới trong thời gian qua. Thủ tướng trực tiếp làm việc với cơ quan Thuế, Hải quan, Công Thương… đưa ra chỉ đạo cải cách cụ thể.

Với thói quen, “quán tính” tạo ra sức ỳ của hệ thống hiện tại, nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết tâm chính trị của người đứng đầu thì sẽ rất khó để đạt được đột phá. 

Một điểm quan trọng trong cách làm mới của Nghị quyết là vai trò điều phối của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). CIEM tham gia xây dựng Nghị quyết 19 với cách làm mới và tích cực triển khai hoạt động thực thi Nghị quyết qua các hội thảo chuyên đề, tham khảo ý kiến chuyên gia quốc tế và trong nước, tổ chức khảo sát, nghiên cứu và đối thoại với cộng đồng DN.

Những “kỷ lục” của thuế, hải quan

Sau hơn 6 tháng triển khai phần lớn các Bộ, ngành đã có rà soát, đánh giá và một số ngành “nóng” như thuế và hải quan đã có chuyển biến rõ rệt.

Trong ngành Thuế, Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính đã đơn giản hóa 38 biểu mẫu và quy định. Theo tính toán của Tổng cục Thuế thì thay đổi này giúp giảm 201,5 giờ nộp thuế và tiết kiệm khoảng 3.000 tỷ đồng/năm cho DN.

Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP giảm số lần nộp thuế giá trị gia tăng từ 12 lần xuống còn 4 lần và số lần nộp thuế thu nhập DN từ 4 lần xuống còn 1 lần, qua đó giảm thời gian nộp thuế 88,36 giờ và tiết kiệm khoảng 1. 400 tỷ đồng cho DN.

Thông tư 119/2014/TT-BTC và Nghị định 91/2014/NĐ-CP là những văn bản “kỷ lục”  của ngành Thuế. Lần đầu tiên có 2 văn bản sửa 11 văn bản trong vòng 4 tháng. Thông tư 119/2014/TT-BTC được ban hành trong thời gian kỷ lục (3 tháng) và có hiệu lực 1 tuần sau khi ký. Ngay sau đó, cơ quan thuế đã có công văn 3609/TCT-CS hướng dẫn chi tiết và triển khai tập huấn cho DN. Cộng đồng DN hồ hởi đón nhận thay đổi này.

Đối với việc giảm thời gian thông quan, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 10015/TCHQ-GSQL, 11802/BTC-TCHQ ngày 22/8/2014 và Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 nhằm giải quyết vướng mắc, khó khăn của DN.

Tác động của các văn bản này là khá lớn. Theo tính toán sơ bộ, sẽ góp phần giảm 1,5 triệu chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan mỗi năm (theo số liệu trên customs.gov.vn). Các văn bản trên cũng giải toả bước đầu những vướng mắc của DN hiện tại về thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

Những kết quả ban đầu nêu trên khẳng định cách tiếp cận đúng đắn của Nghị quyết 19/NQ-CP, với sự vào cuộc của lãnh đạo cao nhất, kết quả đo lường bởi chuẩn mực quốc tế, với sự điều phối và theo dõi của cơ quan độc lập và sự tham gia của DN.

Khắc phục “một người đau bụng, cả làng uống thuốc”

Quá trình triển khai Nghị quyết 19 bộc lộ nhiều tồn tại cố hữu của hệ thống quản lý, làm tăng thời gian và chi phí cho DN trong khi hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao.

Chẳng hạn, quy định không cho phép DN mới thành lập được dùng hóa đơn GTGT nếu không có tài sản cố định lên đến 1 tỷ đồng nhằm hạn chế hiện tượng mua bán hóa đơn. Tuy nhiên, việc này đã khiến nhiều DN mới thành lập gặp khó khăn và chỉ được tháo gỡ bởi Nghị quyết 19.

Tương tự, việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyên ngành là cần thiết, tuy nhiên DN hiện phải mất nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành thủ tục này. Theo số liệu thời gian thông quan mới công bố, thời gian DN lo các loại giấy phép và các thủ tục khác chiếm 72% thời gian thông quan. Qua khảo sát, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng đều cho biết tỷ lệ hàng hóa kiểm tra chuyên ngành lên đến 50-60% tổng hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế tăng, tăng thời gian thông quan trong khi tỷ lệ phát hiện sai phạm rất thấp, thậm chí có mặt hàng không phát hiện sai phạm.

Thay vì có biện pháp đặc biệt để phát hiện và hạn chế rủi ro đối với nhóm đối tượng trục lợi, gian lận, các cơ quan quản lý đôi khi đưa ra chính sách hạn chế áp dụng đối với toàn bộ khu vực DN. Các chính sách đối phó với một số ít đối tượng trục lợi này thường làm tăng chi phí và rủi ro đối với DN làm ăn chính đáng. Trong nhiều trường hợp, việc này tạo dư địa cho tham nhũng và nhũng nhiễu mà không đạt được kết quả mong muốn là giảm/ngăn chặn hành vi trục lợi.

Để thực sự có bước đột phá cùng với việc triển khai Nghị quyết 19 cần có sự thay đổi tư duy và cách thức quản lý Nhà nước từ quản lý dựa trên giả định phòng ngừa gian lận một cách thái quá sang quản lý trên cơ sở rủi ro, tập trung quản lý chặt đối tượng có rủi ro gian lận cao, tạo thông thoáng cho người làm ăn đàng hoàng.

Để làm được điều này, cần tăng cường sự chia sẻ, kết nối giữa các cơ quan nhà nước trong khi đáng tiếc là hiện nay việc này chưa được tốt. Hy vọng với việc thực hiện Nghị quyết 19, Chính phủ sẽ có quyết sách đúng đắn xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các bộ ngành nhằm quản lý Nhà nước dựa trên rủi ro và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Một khía cạnh khác: Những bất cập trong chính sách một phần do nguyên nhân quá trình hoạch định chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có vấn đề. Các bộ, ngành cần coi việc lấy ý kiến là cơ hội để “đưa cuộc sống” vào văn bản, lắng nghe và phản hồi ý kiến của cộng đồng DN. Cộng đồng DN cần có hoạt động thống nhất qua hiệp hội để nói lên tiếng nói của mình hiệu quả hơn.

Nếu không có quy trình ban hành văn bản tốt thì những văn bản như Thông tư 119/2014/TT-BTC, Nghị định 91/2014/NĐ-CP sẽ chỉ là một số ít những “hiện tượng” đột biến mà thôi.

Phan Vinh Quang

Giám đốc cải cách pháp luật và thể chế - Dự án USAID GIG

Top