• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Công ty cổ phần và chuyện “tréo ngoe” từ con dấu

16/10/2014 8:00 AM

(Chinhphu.vn) – Các quy định hiện hành vô hình chung làm cho người có thẩm quyền quản lý con dấu tự nhiên trở thành người có quyền lực nhất trong công ty.

Khi phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ công ty thì cuộc chiến tranh giành con dấu bắt đầu lộ ra những điểm còn tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:

“Điều 36. Con dấu của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai”

Và theo Điều 1 Nghị định 58/2001/NĐ- CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu quy định: “Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước”. Do vậy, tất cả các văn bản của công ty bắt buộc phải đóng dấu của công ty mới có giá trị pháp lý.

Các quy định trên vô hình chung làm cho người có thẩm quyền quản lý con dấu tự nhiên trở thành người có quyền lực nhất trong  công ty. Tổ chức, cá nhân nào muốn nắm quyền quản lý, điều hành công ty bắt buộc phải được quản lý và sử dụng con dấu. Con dấu trở thành vũ khí như ngọc tỉ của nhà vua ngày xưa, nắm chính quyền mà chưa có con dấu là chưa có chính quyền.

Khi doanh nghiệp hoạt động tốt, không có mẫu thuẫn giữa những chủ sở hữu thì việc đóng dấu vào các văn bản của công ty thật đơn giản và dễ dàng. Nhưng khi phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ công ty thì cuộc chiến tranh giành con dấu bắt đầu lộ ra những điểm còn tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện hành.

Không có dấu, sao truất được quyền người giữ dấu?

Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty”, như vậy, người nắm giữ một trong các chức danh trên sẽ có quyền giữ con dấu của công ty cổ phần. Vấn đề phát sinh khi  người nắm con dấu này tham quyền cố vị không muốn chức danh của mình bị mất, trong lúc cổ đông/nhóm cổ đông chiếm đa số cổ phần trong công ty không còn tin tưởng họ nữa.

Khi đó, người giữ con dấu sẽ cản trở việc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) để thực hiện việc thay thế mình bằng việc không đóng dấu vào Thông báo mời họp ĐHĐCĐ và các văn bản kèm theo.

Chưa hết, sau khi họp ĐHĐCĐ vấn đề lớn nhất phát sinh: Toàn bộ nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị không được đóng dấu công ty. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Liệu các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ công ty không được đóng dấu của công ty thì có hiệu lực pháp lý không?

Bởi Điều 27 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị

1. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết, quyết định đó.

2. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông, thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác.”  

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp, Điều 17 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp thì văn bản, giấy tờ nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh phải đóng dấu của công ty theo quy định.

Trường hợp thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật không được đóng dấu của công ty thì chẳng có Phòng đăng ký kinh doanh tại bất kỳ địa phương nào chấp nhận việc công ty làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật trong đăng ký doanh nghiệp.  

Nhầm lẫn về con dấu

Để phù hợp với thông lệ quốc tế và tập quán kinh doanh của các nước phát triển trên thế giới chúng ta cần phải thay đổi tư duy về con dấu. Con dấu của doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; nhưng lâu nay chúng ta vẫn nhầm lẫn cho nó là một biểu hiện pháp lý của doanh nghiệp.

Thực tế là con dấu chỉ có tính xác thực chứ không có ý nghĩa pháp lý. Con dấu rất dễ bị làm giả và xét về tính xác thực thì nó là loại xác thực kém nhất nếu so với chữ ký, vân tay, con ngươi, ADN. Do vậy, việc sửa đổi quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp là cần thiết, theo đó không bắt buộc doanh nghiệp phải có dấu mà nên quy định doanh nghiệp có thể có con dấu hoặc không, nếu doanh nghiệp nào muốn có dấu thì có thể tự quy định đặc điểm con dấu của mình và đăng ký bảo vệ con dấu của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như thông lệ các nước trên thế giới.

Quy định như hiện nay đã gây ra nhiều bất cập và trên thực tế đã xảy ra tranh chấp con dấu của doanh nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp và đã có trường hợp bị cơ quan công an khởi tố về tội danh chiếm đoạt trái phép con dấu, cướp dấu, làm giả con dấu.

Vì lẽ đó, chúng ta mạnh dạn thay đổi tư duy bắt buộc tất cả cơ quan tổ chức phải có con dấu bằng tư duy chữ ký của người có thẩm quyền, mỗi người được đăng ký bởi một chữ ký, chữ ký điện tử.

Luật gia Cao Bá Khoát

Top