- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Đề nghị cho tư nhân đầu tư vào đường sắt
Việc không tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân chính khiến ngành đường sắt hoạt động kém hiệu quả.
“Bộ GTVT cho rằng ngành đường sắt phát triển sớm nhưng thị phần lại phát triển chậm là do luật cũ không sửa đổi. Vậy bây giờ sửa đổi thị phần sẽ tăng lên bao nhiêu? Ngoài ra, khi luật ra đời thì việc lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt tràn lan như hiện nay (theo quy định các công trình phải cách đường sắt 15 m nhưng hiện nhiều nơi khoảng cách này chỉ là 1,5 m - PV) có chấm dứt không? Muốn giải quyết được thì kinh phí ở đâu?” - bà Hải đặt câu hỏi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng việc không tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân chính khiến ngành đường sắt hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua. Bằng chứng là vừa qua Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có những sai phạm và bị cơ quan thanh tra chỉ rõ.
“Tại sao cùng trong mảng chính sách giao thông nhưng ngành hàng không phát triển nhanh còn đường sắt phát triển chậm? Tôi lấy ví dụ, có nước nào xả thẳng chất thải từ trên tàu xuống đường ray như nước ta không?” - bà Nga nêu câu hỏi.
Bà Nga cũng đề nghị Chính phủ phải sớm cho biết kết quả tái cơ cấu lĩnh vực đường sắt ra sao, định hướng tái cơ cấu như thế nào. Đặc biệt, cần phải có cải tổ và đột phá trong lĩnh vực này.
Ủng hộ chủ trương tách bạch giữa quản lý và kinh doanh đường sắt, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị luật sửa đổi cần theo hướng đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích cho tư nhân vào kinh doanh lĩnh vực này.
Thị phần liên tục giảm
Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng thị phần vận tải của đường sắt liên tục giảm so với các lĩnh vực khác là thực tế diễn ra từ năm 2008 cho đến nay. Trong hai năm 2014 và 2015, ngành đường sắt chỉ đạt 11,2 triệu lượt khách, giảm rất lớn so với những năm trước. Lượng hàng hóa vận chuyển cũng sụt giảm mạnh.
Ông Đông thừa nhận: “Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý cả hạ tầng và vận tải nên tính cạnh tranh còn hạn chế. Mặt khác, tính kết nối giữa đường sắt với các cơ sở hạ tầng khác chưa cao, nhiều nơi hàng hóa từ bến cảng vận chuyển lên tàu phải bốc xếp thủ công rất mất thời gian, cho nên thị phần giảm”.
Ông Đông cũng giải thích thêm: “Nếu sửa đổi luật, sẽ tách hạ tầng cho thuê tuyến để khai thác. Chúng ta thu hút tư nhân vào dịch vụ đầu máy, toa xe, còn Nhà nước chỉ lo phần hạ tầng. Khi đường sắt kết nối được với các mối hàng trong các cảng thì thị phần vận tải hàng hóa sẽ tăng lên”.
Trọng Phú
Theo Pháp luật TP
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều