• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Đề nghị miễn tiền thuê đất thời gian tái canh cây cà phê

02/06/2017 2:02 PM

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Cà phê 721 (tỉnh Đắk Lắk) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ khó khăn về tiền thuê đất sản xuất nông nghiệp và chính sách thuế giá trị gia tăng (5%) cho doanh nghiệp.

Công ty TNHH MTV Cà phê 721 vừa sản xuất nông nghiệp với 2 cây trồng chính là cà phê và lúa, vừa chế biến sau thu hoạch và kinh doanh tổng hợp. Công ty hoạt động theo chuỗi “Sản xuất – Chế biến – Bảo quản – Tiêu thụ”.

Từ năm 2015, Công ty chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng Hệ thống chế biến sau thu hoạch, chế biến và đưa ra thị trường các loại gạo mang thương hiệu Gạo Bảy Hai Mốt. Thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Qua 2 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Gạo Bảy Hai Mốt được người tiêu dùng tin tưởng, đánh giá tốt, mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, Công ty hiện gặp khó khăn về tiền thuê đất sản xuất nông nghiệp và chính sách thuế GTGT (5%) đối với mặt hàng gạo.

Đối với tiền thuê đất sản xuất nông nghiệp, căn cứ Khoản 9, Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ “miễn tiền cho hộ nông trường viên nhận đất giao khoán của doanh nghiệp phải chuyển sang thuê đất và ký hợp đồng thuê đất đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đến hết năm 2020”, Công ty đã được miễn tiền thuê đất giai đoạn 2011 – 2015, cơ quan thuế đã trả lại tiền thuê đất nông nghiệp mà Công ty đã nộp.

Tuy nhiên, cơ quan Kiểm toán Nhà nước không chấp thuận và đến nay cơ quan thuế yêu cầu Công ty TNHH MTV Cà phê 721 phải nộp lại số tiền thuê đất mà ngân sách đã hoàn. Công ty đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được trả lời. Hiện nay, cơ quan thuế tiếp tục yêu cầu Công ty nộp tiền thuê đất của các năm 2016, 2017. Theo thông báo, tiền thuê đất giai đoạn 2016 – 2020 cao hơn rất nhiều so với giai đoạn 2011 – 2015.

Cũng theo Nghị định số 46/2014/NĐ-CP việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện trong thời gian xây dựng cơ bản,  nhưng Nghị định lại loại trừ vườn cà phê tái canh trên diện tích được cho thuê.

Trong khi đó, để tái canh cà phê, Công ty phải mất 5 năm không có sản phẩm thu hoạch (2 năm cải tạo đất, 1 năm trồng mới và 2 năm chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản) nếu thời gian này không được miễn tiền thuê đất, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Từ những khó khăn nêu trên, Công ty TNHH MTV Cà phê 721 đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn tiền thuê đất cho hộ nông trường viên nhận đất giao khoán của Công ty đến hết năm 2020, hoàn trả tiền thuê đất mà người sản xuất và Công ty đã nộp.

Trường hợp Công ty vẫn phải nộp tiền thuê đất sản xuất nông nghiệp thì đề nghị được miễn tiền thuê đất 5 năm đối với diện tích cà phê tái canh của Công ty.

Ưu đãi thuế cho DN sản xuất nông nghiệp theo chuỗi

Về chính sách thuế GTGT (5%) đối với mặt hàng gạo, mặc dù nội dung này đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời trong buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp ngày 17/5/2017 nhưng Công ty vẫn thấy chưa thấu đáo, bởi trong thực tế, phần lớn các đại lý kinh doanh gạo trên địa bàn không thực hiện kê khai, ghi hóa đơn và nộp thuế 5%.

Đối với các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, xuất hóa đơn đầy đủ khi bán thì thuế GTGT làm giá thành gạo tăng, trong khi kinh doanh gạo mang lại lợi nhuận thấp.

Điều này dẫn đến làm giảm hiệu quả, thậm chí gây thua lỗ cho doanh nghiệp, làm môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh gạo, khiến các đơn vị vừa sản xuất vừa chế biến, tiêu thụ gạo như Công ty gặp nhiều khó khăn.

Do vậy, Công ty TNHH một thành viên Cà phê 721 đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn thu thuế GTGT 5% đối với các mặt hàng gạo, nhất là trong thị trường nội địa để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, cũng như làm giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hoạt động theo chuỗi để góp phần hỗ trợ người sản xuất.

Tiếp nhận kiến nghị của Công ty TNHH MTV 721, ngày 25/5/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 5407/VPCP-ĐMDN chuyển Bộ Tài chính để xem xét, xử lý và trả lời doanh nghiệp, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trước ngày 20/6/2017.

Huyền Anh
Top