• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Điều chỉnh phí BOT: Cao tốc Pháp Vân vào 'tầm ngắm' Bộ Tài chính

12/05/2016 8:43 AM

(Chinhphu.vn) – Trước chủ trương của Chính phủ về việc rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT, đại diện Bộ Tài Chính và Bộ GTVT cho biết việc rà soát, đánh giá lại phí BOT đang bước đầu được thực hiện để minh bạch hóa các dự án, hạn chế tăng phí trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn-Ảnh Tuổi Trẻ
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết hiện đây mới là chủ trương trong dự thảo Nghị quyết. Khi có văn bản chính thức, hai Bộ sẽ nhanh chóng, nghiêm túc triển khai yêu cầu của Chính phủ.

Bộ Tài chính: Tập trung rà soát một số dự án

Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, với chủ trương của Chính phủ về việc rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay, Bộ Tài chính đã phân công các ban, đơn vị thực hiện phối hợp với Bộ GTVT để làm việc này, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định lại các mức thu phí theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

“Tôi cho rằng việc này rất phức tạp, liên quan đến việc hoàn vốn của các chủ đầu tư nên nếu đưa ra giải pháp theo hướng giảm phí, kéo dài thời gian thu phí thì Bộ GTVT phải có hướng đàm phán lại với các chủ đầu tư bởi mọi việc đã được ký trong hợp đồng”, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.

Thứ trưởng cũng cho biết một số dự án trọng tâm cần rà soát lại là dự án cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ đang thu phí như xây đường mới, hay một số tuyến đường độc đạo như cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình, Quốc lộ 14 cần rà soát chặt chẽ hơn để đảm bảo đúng giá trị thực của dự án.

Theo quy trình hiện nay, sau khi nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án BOT hoàn thành, căn cứ vào mức thu phí tại hợp đồng BOT, nhà đầu tư có văn bản đề nghị với Bộ GTVT xem xét. Sau khi xem xét, Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thu phí hoàn vốn của từng dự án (trong đó, đề xuất cụ thể: mức thu phí, thời gian thu phí hoàn vốn, lộ trình điều chỉnh tăng mức thu phí,...).

Thực hiện quy định pháp luật phí và lệ phí, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT và Hợp đồng BOT mà Bộ GTVT đã ký với nhà đầu tư (mức thu phí hoàn vốn và thời gian thu phí hoàn vốn); Bộ Tài chính thống nhất với Bộ GTVT để ban hành Thông tư quy định mức thu phí từng dự án.

Bộ GTVT: Rà soát theo hướng tiết giảm, hạn chế tăng phí

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác rà soát các dự án BOT và sẽ rà soát theo hướng tiết giảm, hạn chế tăng phí.

Về ý kiến của các chuyên gia về hướng giải quyết bằng cách giảm phí nhưng tăng thời gian thu phí, Thứ trưởng cho biết việc này chỉ là giải pháp tạm thời, không khả thi. Bởi kéo dài thời gian thu phí liên quan đến việc trả lãi ngân hàng của chủ đầu tư và “không biết sẽ kéo dài thời gian thu phí đến bao giờ”.

Chưa kể đến việc, ngay từ khi kêu gọi làm BOT, các nhà đầu tư cũng phải đưa ra phương án hoàn vốn khả thi thì mới vay được tiền của ngân hàng để làm đường.

Ví dụ, khi lập đề án cao tốc Nội Bài-Lào Cai, ban đầu Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra mức phí 0,5 USD/km (11.000 đồng/km) thì mới cho vay vốn nhưng Bộ GTVT cho rằng người dân không chịu nổi mức phí này, ông Trường cho biết.

Bộ đưa xuống mức 0,1 USD (2.000 đồng/km) nhưng nếu thế không thể hoàn vốn được vì ngân hàng cho vay lãi chứ không viện trợ theo dạng ưu đãi. Cuối cùng Nhà nước hỗ trợ một phần vào mức đầu tư như giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án, thiết kế..., chỉ vay một nửa vốn từ WB thì mới được được mức phí về 2.000 đồng/km.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, để gỡ khó cho các doanh nghiệp vận tải, Bộ dự kiến sẽ hướng đến việc nghiên cứu đặt lại các trạm thu phí trên quốc lộ, yêu cầu các chủ đầu tư triển khai thu phí theo tháng để giảm bớt phần nào cho doanh nghiệp vận tải và đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các trạm thu phí tự động không dừng hạn chế ách tắc.

Phan Trang

Top