• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

DN da giày kêu “sức ép rất lớn” do Bộ NNPTNT

06/12/2015 2:20 PM

(Chinhphu.vn) - Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) vừa có văn bản phản đối quy định da thuộc (là một loại da thành phẩm) phải kiểm dịch thú y theo Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY do Bộ NNPTNT ban hành hôm 18/11.

Nguyên liệu da giày ùn ứ ở cảng vì vướng qui định kiểm dịch động vật theo Quyết định 4758.

Các doanh nghiệp cũng cho biết hiện sản phẩm da thuộc nhập khẩu về các cảng tại TPHCM đang phải chịu phí lưu kho bãi, ùn ứ, không được thông quan, ảnh hưởng tiến độ xuất khẩu, do quy định trên.

Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, da chưa qua quá trình thuộc được gọi là da nguyên liệu. Da đã trải qua quá trình thuộc da có sử dụng các hóa chất gọi là da thành phẩm. Do sử dụng các hóa chất để thuộc nên da thành phẩm không còn vi khuẩn và mầm bệnh.

Chính vì vậy, da thuộc để sử dụng sản xuất giày dép, túi xách là da thành phẩm, “vốn đã được kiểm nghiệm trước khi xuất, không liên quan đến dịch bệnh và không có khả năng lây bệnh”, Lefaso khẳng định trong công văn gửi các Bộ: NNPTNT, Công Thương và Tổng cục Hải quan.

Trong khi đó, hiện năng lực cung ứng da thuộc trong nước chỉ mới đáp ứng chưa tới 40% nhu cầu của doanh nghiệp, hàng năm phải nhập khẩu 60% lượng da cần thiết, tương ứng khoảng 500 triệu square feet (đơn vị đo da quốc tế). Nên việc áp dụng  kiểm dịch đối với da thuộc là không phù hợp đối với da thành phẩm, tạo ra một sức ép rất lớn về thời gian và chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Tại Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ NNPTNT nghiên cứu rút gọn danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, đối với sản phẩm đã chế biến sâu chỉ cần kiểm tra an toàn thực phẩm.

Hiệu lực thi hành của Quyết định có hiệu lực ngay từ ngày ký 18/11/2015, cũng khiến cho rất nhiều doanh nghiệp và các cơ quan liên quan phải bối rối trong việc thực hiện. Điều này càng không khả thi vì theo Nghị định 33/2005/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải khai báo ít nhất 15 ngày trước khi hàng nhập đến cửa khẩu. Nhiều lô hàng của các doanh nghiệp ngành da giày, túi xách đang bị ách tắc ngoài cảng do hiệu lực thi hành ngay của Quyết định này.

Ngoài việc kiến nghị loại bỏ da thuộc ra khỏi danh mục bắt buộc kiểm dịch, Lefaso còn đề nghị các bộ liên quan chấp thuận cho doanh nghiệp nhập da sống, hoặc da sơ chế dùng cho công nghiệp thuộc da được thực hiện việc kiểm  dịch tại nguồn (nơi nhập khẩu). Việc này nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí phí lưu kho tại cảng, giải phóng hàng nhanh và cũng giảm thiểu được các rủi ro về cho an toàn vệ sinh dịch tể do lưu hàng lại tại cảng.

Trả lời thắc mắc, bức xúc của doanh nghiệp về qui định trên, trong công văn trả lời ngày 30/11/2015, gởi Cơ quan Thú ý vùng VI và Công ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đã nêu quan điểm: Đối với sản phẩm da thành phẩm (da trâu, bò, lợn… đã được thuộc để làm nguyên liệu sản xuất giày dép, túi, cặp…): sau khi nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc theo hình thức kho ngoại quan thì không phải thực hiện việc kiểm dịch.

Trước đây Bộ NNPTN cũng đã ban hành Thông tư số 40/2012/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, trong đó quy định mặt hàng da thuộc phải kiểm dịch khi làm thủ tục nhập khẩu Sau đó, Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam đã gửi công văn kiến nghị bãi bỏ việc kiểm dịch đối với da thuộc thành phẩm.

Ngày 25/3/2013, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT đã có Công văn số 591/KDTV-KD đồng ý đưa da thuộc ra khỏi danh mục kiểm dịch tại các cửa khẩu. Lý do theo Cục Bảo vệ thực vật, là nhóm mặt hàng này ít có nguy cơ mang theo dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Được biết, Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt cũng đã yêu cầu Bộ NNPTNT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 45 năm 2005 về danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Quyết định 45 cũng chính là một căn cứ để Bộ NNPTNT ban hành Quyết định số 4758 nói trên.

Đề án cũng nêu rõ hướng sửa đổi Quyết định 45, là Bộ cần nghiên cứu rút gọn danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, đối với sản phẩm đã chế biến sâu chỉ cần kiểm tra an toàn thực phẩm.

Thành Đạt

Top