- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
DN làm gì, sau những nỗ lực của Chính phủ?
(Chinhphu.vn) – Các doanh nghiệp có thể làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia?
![]() |
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh |
Theo ông Philipp Rosler, Giám đốc điều hành của WEF thì trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể làm tốt hơn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và buộc phải tốt hơn vì có nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và nếu nâng cao được năng lực cạnh tranh, Việt Nam sẽ có một vị thế khác trong 30 năm tới.
Được biết, trong cuộc gặp với ông Philipp Rosler diễn ra cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị WEF phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm, nhất là chỉ ra được các hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và phương hướng, giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Thierry Geiger, Phó Giám đốc Chương trình Mạng lưới đánh giá toàn cầu của WEF cho biết ông “cảm thấy hết sức được khích lệ, cảm thấy được lắng nghe” trước những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Về khó khăn của doanh nghiệp, ông Thierry Geiger cho hay các khảo sát của WEF cho thấy những vấn đề khiến doanh nghiệp “đau đầu” nhất là tham nhũng và kỹ năng của người lao động. Để góp phần vào năng lực cạnh tranh quốc gia, các doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản lý, có tầm nhìn dài hạn và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Ông Nguyễn Bá Ân, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh nhấn mạnh quan điểm trong thời gian tới của cơ quan hoạch định chính sách là coi doanh nghiệp tư nhân như động lực phát triển của nền kinh tế, song song với việc đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN.
Ông Ân dự báo trong thời gian tới, điểm số cũng như thứ hạng của Việt Nam trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện đáng kể, với các giải pháp được Chính phủ triển khai trong thời gian qua. Ông cũng nhắc đến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi như một điển hình của nỗ lực cải cách thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp.
Không chỉ các chuyên gia mà đại diện doanh nghiệp tại hội thảo đều nhấn mạnh đến vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp, bên cạnh vấn đề cải cách thể chế. Ông Ko Tae Yeon, Tổng Giám đốc LG Electronic Việt Nam cho hay chi phí không còn là yếu tố khiến LG lựa chọn đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp muốn Việt Nam phát triển nguồn nhân lực với một hệ thống giáo dục chất lượng cao, nhất là giáo dục đại học và đào tạo nghề.
Lãnh đạo Công ty chuyên về da giày Thái Bình Shoes thì cho rằng sẽ là không công bằng nếu nói ngành da giày chỉ làm gia công. “Các doanh nghiệp da giày nhỏ thì đi vào thị trường ngách, các doanh nghiệp lớn thì đã có các trung tâm nghiên cứu, phát triển. Đến bây giờ, ngành da giày đều đã ít nhiều có yếu tố giá trị gia tăng rồi”, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Công ty này nói.
Ông cũng dẫn chứng, ngành da giày sử dụng gần 600 nghìn lao động nhưng tạo ra giá trị 12 tỷ USD, tức nếu tính về năng suất, trung bình mỗi người làm ra gần 20 nghìn USD, cao gấp 8-9 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Trong ngành Du lịch, Tổng Giám đốc Saigon Tourist Trần Hùng Việt cũng khẳng định phải cạnh tranh bằng nguồn nhân lực. Ông lấy ví dụ, bài toán nguồn nhân lực cho phát triển du lịch tại Phú Quốc sắp tới nếu không tính toán trước sẽ bị hụt hẫng, bởi cứ mỗi khách sạn 1 nghìn phòng phải có 2 nghìn người phục vụ.
Ông Việt tiết lộ Saigon Tourist đã xây dựng một resort 4 sao ở khu vực gần thác Bản Giốc, với các nhân viên được đào tạo từ chính những người dân ở đây nhưng sẽ phục vụ chuyên nghiệp không kém gì các khách sạn tại thành phố. “Làm gì cũng phải nhắm vào con người, phải đào tạo để có một lực lượng cho năng lực cạnh tranh”, ông Việt khẳng định.
Các ý kiến tại hội thảo được kỳ vọng sẽ trở thành một căn cứ để các cơ quan hoạch định chính sách triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi không chỉ quyết tâm của Chính phủ, mà cần cả sự nỗ lực vươn lên của chính các doanh nghiệp.
Ông Sơn khẳng định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là một trong các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Và nỗ lực của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh xét cho cùng là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thành Đạt
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều