• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Doanh nghiệp bất động sản vẫn than thủ tục nhiêu khê

23/02/2020 6:44 AM

(Chinhphu.vn) - Thủ tục nhiêu khê, hồ sơ đưa qua đưa lại nhiều sở ngành mà chưa rõ kết quả giải quyết cuối cùng, doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất cũng không được, khiến nhiều dự án nhà ở chôn vốn hàng nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản còn khách hàng phải mua sản phẩm với giá đắt đỏ.

Ảnh minh họa

Đây là những thực tế được doanh nghiệp nêu ra tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 22/2.

 

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2019 chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư (giảm 24% so với năm 2018), 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư (giảm 64 dự án), 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn (giảm 30 dự án).

 

Nguyên nhân là do các quy định pháp luật, nhiều dự án đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, rà soát thủ tục pháp lý, sự đùn đẩy giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc việc giải quyết chưa liên thông, đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm giảm nguồn thu ngân sách.

 

Trước các kiến nghị của doanh nghiệp, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nêu rõ, trong 10 ngày tiếp nhận phản ánh, thắc mắc của doanh nghiệp, các sở ngành phải có trả lời hoặc hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp. Các sở ngành phải cùng chia sẻ với doanh nghiệp, thấy sự thành công của doanh nghiệp là sự thành công của Thành phố, không để sự trì trệ trong thực thi pháp luật, chính sách, không thể đứng ngoài guồng máy và dòng chảy đang tiến lên phía trước. Cán bộ khi giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp được hay không được phải trả lời, không thể "ngâm" hồ sơ trong khi nhiều doanh nghiệp chịu lãi suất ngân hàng và các chi phí khác đã đổ vào dự án.

 

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết thêm, đối với những nội dung đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền của Thành phố, UBND Thành phố sẽ đăng ký lịch làm việc với Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành cùng Thành phố tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn Thành phố.

 

Đối với những vướng mắc thuộc quy trình thủ tục của Thành phố, đề nghị các sở, ngành quan tâm phối hợp giải quyết, đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án cho doanh nghiệp. UBND Thành phố sẽ thành lập Tổ công tác họp hàng tuần và đến ngày 30/4 phải giải quyết xong các vướng mắc của 19 doanh nghiệp được nêu trong bản kiến nghị của HoREA.

 

Thành phố sẽ thảo luận thống nhất và thông báo cho doanh nghiệp biết cơ quan làm đầu mối tiếp nhận các thông tin phản ảnh các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Định kỳ 3 tháng lãnh đạo Thành phố sẽ cùng làm việc với các doanh nghiệp bất động sản. Mặt khác Thành phố cũng đeo bám các bộ ngành Trung ương để giải quyết các vấn đề vướng mắc vượt thẩm quyền của Thành phố.

 

Với những kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản trong hội nghị này nếu thuộc phạm vi trách nhiệm của sở, ngành Thành phố mà không giải quyết được sẽ bị phê bình. Đồng thời, trong quá trình giải quyết hồ sơ, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các sở ngành báo cáo UBND Thành phố xem xét, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết thêm.

 

Kiến nghị giảm 5 bước thủ tục xuống còn 4 bước

 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị lãnh đạo UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản ở 4 vấn đề quan trọng là xác định quy trình thực hiện dự án nhà ở hợp lý (giảm từ 5 bước xuống còn 4 bước), giải quyết nhanh thủ tục nộp tiền sử dụng đất, xem xét giải quyết các dự án đang bị dừng triển khai và giải quyết rào cản "chỉ tiêu quy mô dân số" các quận, huyện.

 

Thời gian qua việc chậm xác định giá đất đã khiến nhiều doanh nghiệp không thể hoàn thành đóng tiền sử dụng đất để hoàn thiện thủ tục pháp lý khiến dự án bị chôn vốn, đội chi phí đầu tư, quản lý… Cuối cùng chủ đầu tư tính vào giá bán sản phẩm và người mua nhà phải gánh chịu.

 

Ngoài ra đại diện HoREA cũng gửi tới lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho 19 doanh nghiệp bất động sản lớn trên địa bàn xung quanh vấn đề chủ trương sử dụng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư triển khai dự án cải rạo rạch Xuyên Tâm, giải quyết thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh quy hoạch kiến trúc, chuyển đổi dự án, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất đối với phần diện tích tầng hầm ngoài ranh khối đế xây dựng toà nhà chung cư, rút ngắn quy trình thực hiện dự án nhà ở xã hội…

 

Theo ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, Thành phố thống nhất nội dung quy trình thực hiện dự án nhà ở đối với chủ đầu tư chưa đảm bảo quyền sử đụng đất ở hợp pháp gồm lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (bước 1), lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo (bước 2), lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (bước 3), lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất (bước 4), lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (bước 5) và công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng (bước 6).

 

Đối với chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp thì trải qua 5 bước gồm chấp thuận chủ trương đầu tư (bước 1), công nhận chủ đầu tư (bước 2), trình duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 (bước 3), chấp thuận đầu tư (bước 4) và thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng, xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung do điều chỉnh quy hoạch (bước 5). Đáng chú ý, Thành phố đã chủ trương thực hiện song song việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung do điều chỉnh quy hoạch với thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và cấp giấp phép xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, UBND TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo, xin ý kiến các Bộ, ngành hoặc Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện bằng cách hiểu và vận dụng quy định quyền sử dụng đất ở hợp pháp khi thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, xử lý phần đất công do nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án nhà ở (đất xen cài giữa các thửa đất, đất mương, rạch…), thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục quyết định chấp thuận đầu tư, chuyển tiếp đối với dự án chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, xử lý đất của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, sáp nhập dự án…

 

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành cho biết, gần 1 năm qua công ty triển khai dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên (huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh), trải qua nhiều cuộc họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc nhưng vẫn không thống nhất được việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch giữa tầng cao, mật độ dân số và hệ số sử đụng đất khiến doanh nghiệp vẫn chưa có quyết định chủ trương đầu tư.

 

Sau phản ánh này của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã phê bình Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm giải quyết khiến doanh nghiệp mất gần 1 năm chờ đợi, dự án chưa triển khai đồng thời chỉ đạo lãnh đạo 2 sở này khẩn trương giải quyết, trả lời cho doanh nghiệp.

 

Thanh Hằng

Top