• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Doanh nghiệp mong chờ rất nhiều từ Chính phủ

15/10/2014 8:36 AM

"Tôi thấy cả Chủ tịch Quốc hội, và Thủ tướng Chính phủ đều khẳng định quyết tâm tạo một hành lang pháp lý tốt cải thiện môi trường kinh doanh".

Ông Vũ Tiến Lộc. Ảnh TL VCCI.
Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc trao đổi với nhân dịp 10 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Gần đây, ông thường đưa ra các nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế dù bối cảnh chung vẫn đang khó khăn. Cơ sở lập luận của ông là gì?

- Ông VŨ TIẾN LỘC: Trong cuộc họp gần đây về 30 năm đổi mới, nhiều nhà khoa học lo lắng rất khó để xoay chuyển tình thế kinh tế lúc đó và thực hiện đổi mới tiếp theo bởi chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn. Trong cuộc họp đó, tôi đã không cho là như vậy.

Điều quan trọng nhất là người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm như đã hiến định. Đây thực sự là khoảng không gian rộng lớn để vùng vẫy đổi mới.

Hãy nhìn vào câu chuyện hội nhập. Chúng ta đang đàm phán 6 hiệp định thương mại tự do, trong đó đặc biệt là TPP. Không phải quốc gia nào, ví dụ như Asean, cũng đủ dũng cảm tham gia vào các hiệp định này như Việt Nam. Chúng ta buộc phải thay đổi nếu muốn chơi.

Động thái đáng kể tiếp theo là Nghị quyết 19. Tôi tin là chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định bước đột phá về thể chế và thủ tục hành chính mở đầu bằng Nghị quyết 19 đang trở thành hiện thực và sẽ tác động sâu rộng đến môi trường kinh doanh ở nước ta trong thời gian tới. Tôi tin là tác động của chính sách này sẽ diễn ra mạnh mẽ vào những tháng cuối năm 2014 và năm 2015 sắp tới.

Các địa phương, theo tôi quan sát khi thực hiện các báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, cũng đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.

Đó là những nét chính trong lập luận của tôi. Tôi không bi quan.

- Nhưng ông thấy đấy, môi trường kinh doanh lại tiếp tục bị thách thức bởi sự can thiệp quá đà của nhiều cơ quan quản lý nhà nước? Giấy phép con giờ tràn lan.

- Trong bối cảnh hiện tại mà các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục tư duy như ngày xưa, tức là phải quản thật chặt, tiếp tục cơ chế xin – cho thì không thể chấp nhận được. Có vô số ví dụ như Nghị định 60 về ngành in của Bộ Thông tin và Truyền thông, văn bản quy phạm này cho thấy tư duy quản lý lại quay trở về trước năm 1999 trước khi có Luật Doanh nghiệp.

Đây là thời điểm rất quan trọng khi Quốc hội sẽ xem xét thông qua 2 bộ luật là Doanh nghiệp và Đầu tư. Tôi thấy cả Chủ tịch Quốc hội, và Thủ tướng Chính phủ đều khẳng định quyết tâm tạo một hành lang pháp lý tốt cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, tinh thần quyết tâm đó có vẻ nhạt đi khi xuống những cấp thấp hơn.

- Ông có thể dẫn chứng?

- Rõ ràng nhất là chuyện Bộ Tài chính giảm hơn 200 giờ làm thủ tục kê khai thuế cứ như không. Vì sao họ có thể giảm thời gian nhiều đến như vậy chỉ khi Thủ tướng yêu cầu, trong khi đây là vấn đề mà các doanh nghiệp kêu ca suốt nhiều năm nay? Lẽ ra trước đây họ phải chủ động bỏ đi chứ.

Một ví dụ khác, trong phiên họp gần đây, Thủ tướng nhận xét Thái Lan đã bỏ visa cho bao nhiêu nước, giúp thu hút khách du lịch quốc tế gấp 5 lần Việt Nam; và đặt câu hỏi vì sao các quốc gia khác đã bỏ visa cho nhiều nước, mà Việt Nam thì không. Bộ Ngoại giao trả lời là để đảm bảo an ninh quốc gia. Thủ tướng nói lại đó là việc của Bộ Công an, sao Bộ Ngoại giao lại cứ lấy lý do này?

Hay như chuyện con dấu doanh nghiệp. Cả thế giới không còn dùng con dấu do tiến bộ của công nghệ thông tin. Thủ tướng cũng ủng hộ bỏ, nhưng cũng còn khó khăn.

Còn ở cấp địa phương, có chủ tịch tỉnh đến nay chưa một lần gặp mặt doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho họ. Nhiều tỉnh còn ban hành nhiều văn bản mang tính phân biệt đối xử.

Tức là cấp dưới không đổi mới bằng cấp trên, càng xuống cấp dưới càng thấy trì trệ.

- Trong các câu chuyện gần đây với các doanh nghiệp, ông nói với họ như thế nào?

- Đến thời điểm này vẫn có tới gần 70% doanh nghiệp không có phát sinh thuế, có nghĩa là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang rất khó khăn. Trong giai đoạn vừa qua, những doanh nghiệp không có nền tảng phải ra đi, đó là tất yếu, còn những doanh nghiệp có nền tảng tốt sẽ tồn tại.

Vừa rồi, Tống thống Mỹ đã chọn mua một chiếc áo "made in Vietnam", và được nhiều kênh truyền hình quốc tế đưa tin. Tôi nghĩ đó là một cơ hội tốt giúp thổi bùng ý thức về sản phẩm "made in Viet Nam". Nếu hàng hóa "made in Vietnam" mà có chất lượng tốt, thì người Việt Nam và thế giới sẽ dùng hàng Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần ý thức rằng làm sao sản xuất ra các sản phẩm để người Việt Nam lựa chọn tiêu dùng vì sản phẩm đó đáng tin cậy, có chất lượng. Không thể tư duy theo cách nông dân, là làm một luống rau để ăn, còn luống rau bên cạnh phun thuốc sâu để bán. Sự tử tế phải có ngay từ trong ý thức, và hành động.

Hơn nữa, thị trường Asean sẽ thống nhất chỉ trong vòng một năm nữa. Doanh nghiệp chúng ta không vươn lên thì sẽ lãnh đủ, không thể cạnh tranh nổi. Kết cục là chúng ta khó mà đuổi kịp thiên hạ.

Theo Tư Hoàng - Thời báo Kinh tế Sài Gòn


Top