• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Đôn đốc thúc đẩy các dự án ODA

02/08/2014 1:38 PM

(Chinhphu.vn) – Sáng 2/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia, tiếp tục rà soát, đôn đốc công tác vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ năm 2014.

 

Phó Thủ tướng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia, tiếp tục rà soát, đôn đốc công tác vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ năm 2014 - Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Trong bối cảnh nguồn cung ODA trên thế giới tiếp tục có chiều hướng giảm, nhu cầu vốn ODA ở các nước kém phát triển, các nước có tình hình chính trị bất ổn tăng, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những nước nhận viện trợ. Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2,25 tỷ USD, tuy chưa cao so với cùng kỳ năm trước nhưng chủ yếu do nhiều chương trình, dự án của các nhà tài trợ năm nay đều dự kiến đàm phán, ký kết vào 6 tháng cuối năm.

Tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3,2 tỷ USD, đạt 58,7% mục tiêu của cả năm và cao hơn 46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nổi bật là mức giải ngân của Ngân hàng Thế giới, lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD.

Tuy có những cải thiện tích cực nhất định song tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương chưa thực sự đồng đều. Những chương trình, dự án trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, phát triển đô thị... cao hơn nhiều so với các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, thông tin, lao động-thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân ở Hà Nội, TPHCM cao hơn nhiều so với các địa phương khác.

Tại cuộc họp, từng bộ, ngành chủ quản cũng như đại diện các Ban quản lý được yêu cầu kiểm điểm những dự án, chương trình chậm trễ trước Ban Chỉ đạo.

Bộ GTVT hiện có 40 dự án đều đạt tỷ lệ giải ngân cao và vượt mức kế hoạch năm nhưng vướng mắc chủ yếu nằm ở khâu GPMB, vốn đối ứng… dẫn tới chậm trễ ở 1 số dự án đường cao tốc, QL lớn.

Bộ GDĐT, KHCN, Công Thương, Xây dựng, một số địa phương đã kiểm điểm những yếu kém, chậm trễ trong việc triển khai các dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp, Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, Đại học xuất sắc Việt-Đức, Thủy điện Trung Sơn...

Những yếu kém phổ biến được chỉ rõ gồm trình độ cán bộ, năng lực các Ban quản lý, thủ tục đấu thầu, điều chỉnh văn kiện dự án còn phức tạp, mất thời gian, công tác quản lý tài chính, giải ngân chưa theo kịp yêu cầu, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thụ hưởng, triển khai dự án.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi, chỉ đạo những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như yêu cầu giải quyết, khắc phục của việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian qua - Ảnh: VGP/Nguyên Linh

“Ba kiên quyết” trong xử lý dự án chậm trễ

Kết luận cuộc họp, ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong việc duy trì ổn định, cải thiện nhất định của tình hình, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tập trung trao đổi, chỉ đạo những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như yêu cầu giải quyết, khắc phục của việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian qua.

Trước hết, qua nội dung cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh lại vấn đề cập nhật, thống kê số liệu, tình hình, những vấn đề cụ thể của mỗi dự án để kiểm điểm, tháo gỡ kịp thời, phù hợp. Trong thời gian xen kẽ các cuộc họp Ban Chỉ đạo, các bộ chủ quản tổ chức giao ban chéo, họp riêng với từng Ban quản lý có dự án bị “kiểm điểm” để tháo gỡ, không báo cáo, kiến nghị chung chung.

Phó Thủ tướng nêu rõ những vấn đề vướng mắc, hạn chế đến nay trong lĩnh vực ODA vẫn chậm được khắc phục, từ câu chuyện về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế, tăng tổng mức đầu tư, thay đổi nhân sự, kế hoạch đấu thầu, vốn, tạm ứng vốn... Điều đáng chú ý là những vấn đề phát sinh thường liên quan rất nhiều tới năng lực, trách nhiệm của các Ban quản lý, của nhà thầu,...

Vì vậy, các bộ, ngành chủ quản dự án, BQL bám sát kế hoạch hành động, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch. Trong đó, lấy mục tiêu thực hiện trên thực tế làm trọng tâm: “Trường hợp nếu không cải thiện được giải ngân thì khoan hẵng nghĩ tới việc đẩy mạnh, huy động vốn cam kết để càng xa rời mục tiêu, khó khăn trong vấn đề đối ứng”, Phó Thủ tướng quán triệt.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh 3 ứng xử “cần kiên quyết hơn nữa”: Kiên quyết trong việc đưa vào danh sách đen các nhà thầu, dự án yếu kém dẫn đến chây ỳ, chậm trễ trong triển khai để tuyệt đối không cho tham gia các gói thầu khác; kiên quyết hơn trong đánh giá năng lực các Ban quản lý, trường hợp yếu kém không giao dự án mới; và kiên quyết hơn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế theo hướng đơn giản hóa, hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý đối với các trường hợp dự án, chương trình, vụ việc bị nêu ra kiểm điểm trong cuộc họp, đưa ra các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo về vấn đề ODA, các cam kết của phía Việt Nam; yêu cầu tăng cường công tác quyết toán, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án, giải quyết kịp thời và hiệu quả các vướng mắc phát sinh, đảm bảo các chương trình, dự án được thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đã đề ra.

Nguyên Linh

Top