• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Động thái mới đúng thời điểm để tiếp sức cho nền kinh tế

14/05/2020 9:06 AM

(Chinhphu.vn) – Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định giảm các lãi suất điều hành sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế dần hồi phục và phát triển theo mục tiêu của Chính phủ, bên cạnh mục tiêu bảo đảm ổn định vĩ mô.

việc NHNN hạ loạt lãi suất là phù hợp trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và gây suy thoái kinh tế toàn cầu.

Điều này càng cho thấy nỗ lực lớn của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh áp lực nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm mạnh, nguy cơ thiếu vốn… do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đang khiến bức tranh kinh doanh của ngành ngân hàng trong những tháng đầu năm 2020 trở nên “kém sắc” hơn so với cùng kỳ năm 2019.

Sau khi NHNN ban hành các quyết định điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành, trong đó có lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng đã điều chỉnh giảm ngay lãi suất tiền gửi.    

Theo các chuyên gia kinh tế, việc NHNN giảm lãi suất điều hành là một tín hiệu tích cực cho thị trường và nền kinh tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vay vốn.

Chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thông qua giảm lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu…), NHNN sẽ hỗ trợ phần nào chi phí vốn cho các ngân hàng, dù số lượng ngân hàng tiếp cận nguồn vốn này chưa nhiều. Động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN lần này cũng ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế, nhưng chủ yếu là ở kỳ hạn ngắn.

“NHNN mới chỉ giảm trần lãi suất huy động ở kỳ hạn ngắn từ qua đêm đến dưới 6 tháng. Như vậy, đối với các kỳ hạn cho vay trung và dài hạn không tác động nhiều. Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu vay vốn trung và dài hạn; đồng thời các ngân hàng đang huy động tiền gửi với lãi suất khá cao nên ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.

TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng cũng nhận định, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19, bên cạnh việc giãn hoãn, cơ cấu nợ thì việc giảm thêm lãi suất cho vay là rất cần thiết. NHNN không thể bơm tiền hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp mà phải thông qua hạ lãi suất điều hành, từ đó có nguồn vốn hấp dẫn cho ngân hàng thương mại hỗ trợ lại doanh nghiệp. Đương nhiên, việc cấp vốn vẫn phải đảm bảo các điều kiện tín dụng theo quy định.

Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn, HSBC Việt Nam, đây là lần giảm lãi suất thứ hai trong năm nay. Điều này tiếp tục thể hiện điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đang chịu những ảnh hưởng đáng kể từ đại dịch COVID-19.

Xét về thời điểm, trong bối cảnh Việt Nam cơ bản đang đẩy lùi và kiểm soát chặt dịch bệnh, Thủ tướng và Chính phủ đã đề nghị doanh nghiệp và người dân trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội, việc NHNN hạ một loạt lãi suất điều hành vừa là động lực đồng thời mang tính chất định hướng tạo điều kiện cho kinh tế dần hồi phục.

NHNN cũng dẫn chứng việc Chính phủ và Ngân hàng trung ương nhiều nước cắt giảm lãi suất điều hành và thực thi nhiều giải pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ tài khóa với quy mô lớn, việc NHNN hạ loạt lãi suất là phù hợp trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và gây suy thoái kinh tế toàn cầu.

Với đà lạm phát có xu hướng hạ nhiệt trong thời gian gần đây do giá dầu thế giới sụt giảm mạnh, cộng với việc ngân hàng trung ương nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục duy trì mức lãi suất điều hành thấp kỷ lục cũng tạo nhiều điều kiện để NHNN tiếp tục hạ lãi suất lần thứ hai trong năm, nhằm đưa kinh tế tăng trưởng trở lại.

Việt Nam với một nền kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu toàn cầu đã, đang và sẽ đứng trước nhiều thách thức. Trong đó, quý II năm nay được dự báo nhiều biến động tiêu cực. Doanh thu từ dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Số liệu xuất khẩu mặc dù vẫn duy trì trạng thái tích cực trong quý I cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn từ tháng Tư. Ngoài những yếu tố bên ngoài, nhu cầu trong nước vốn đang trong đà tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, cũng cho thấy sự sụt giảm do chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh và các biện pháp cách ly xã hội trong tháng Tư trên toàn quốc. Doanh số bán lẻ giảm 26% so với cùng kỳ trong tháng Tư, cho thấy mức tiêu thụ cá nhân bị ảnh hưởng tương đối nặng nề.

Vì vậy, theo ông Ngô Đăng Khoa, quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo môi giúp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp cận nguồn vốn rẻ thông qua hạ lãi suất cho vay và giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đưa hoạt động kinh doanh sản xuất trở lại trạng thái bình thường và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song song với kiềm chế lạm phát.

Việc hạ lãi suất cũng giúp thanh khoản thị trường tiền tệ được dự báo tiếp tục duy trì ở trạng thái dồi dào, mặt bằng lãi suất được duy trì ở trạng thái ổn định. Trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều nút thắt, chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ kịp thời trong hỗ trợ nền kinh tế. Diễn biến thị trường trong và ngoài nước còn nhiều bất ổn khó lường, trong đó ngân hàng trung ương các quốc gia duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp kỷ lục song song với nhiều giải pháp chính sách tiền tệ nới lỏng, dư địa cho điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vẫn là khá lớn.

Trong năm 2019 và đầu năm 2020, mức dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục, cùng với kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của dòng vốn FDI, NHNN sẽ có nhiều nguồn lực để đảm bảo ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát và đảm bảo quyết tâm cho mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đề ra.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá, cách thức hỗ trợ thị trường, nền kinh tế của NHNN ngày càng kịp thời, sát với diễn biến của thị trường. Theo đó, sau khi đưa ra các giải pháp quan trọng hỗ trợ như hoãn, giãn, cơ cấu lại nợ cùng với đưa ra các gói tín dụng quy mô lớn... giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng nợ nần, cầm cự trong giai đoạn khó khăn, thì đến thời điểm này, khi các cơ hội sản xuất kinh doanh dần mở ra, NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành tạo mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn. “Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nền kinh tế. Việc hạ lãi suất chung cũng như tiếp tục gia tăng các gói tín dụng ưu đãi của ngân hàng thương mại chắc chắn có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình dần hồi phục và có thể tạo sức bật cho nền kinh tế thời gian tới”, ông Thành cho biết.

Giới doanh nghiệp cũng bày tỏ vui mừng quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Văn Thân cho rằng,“ở bất cứ tình huống nào, sự hỗ trợ của ngành Ngân hàng cũng rất quý. Trong bối cảnh hiện nay lại càng có ý nghĩa, vì DNNVV đang gặp nhiều khó khăn”.

Thành Đạt

Top