• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Đưa liêm chính thành trọng tâm của hoạt động kinh doanh

30/07/2015 4:59 PM

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Anh Cameron đã dự Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đưa liêm chính thành trọng tâm của hoạt động kinh doanh”

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Anh Cameron dự Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đưa liêm chính thành trọng tâm hoạt động kinh doanh”. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự thiếu minh bạch là hành động không liêm chính trong kinh doanh và đang phá vỡ các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế, tạo những thói quen kinh doanh bất chính, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các DN. Các hành động không liêm chính của DN đã tạo ra môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng, khiến tình trạng tham nhũng thêm phức tạp.

Khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay Việt Nam đã có hàng loạt biện pháp như ban hành Luật Phòng chống tham nhũng, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng, chống tham nhũng.

Đặc biệt trong hai năm 2014-2015, Chính phủ đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn, có nguy cơ tham nhũng. Thủ tục hành chính phục vụ người dân và DN được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần phòng chống tiêu cực, nhũng nhiễu, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm, đưa những vụ án tham nhũng lớn ra xét xử, thu hồi tài sản tham nhũng nộp vào ngân sách Nhà nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cuộc chiến chống tham nhũng phức tạp và lâu dài, cần nỗ lực và phối hợp hành động của tất cả các bên liên quan trong đó có khu vực DN, nơi mà việc thực hành liêm chính trong kinh doanh là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của mình.

Thủ tướng David Cameron khẳng định nước Anh muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia, mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực, phối hợp với DN tăng cường liêm chính trong kinh doanh, qua đó tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DN trong nước và nước ngoài.

Thủ tướng Anh cũng chia sẻ, tham nhũng làm tăng 10% chi phí cho DN toàn cầu, làm mất niềm tin của DN, khiến nhà đầu tư không yên tâm ngay từ đầu. Không có quốc gia nào, kể cả Anh, hoàn toàn không có tham nhũng. Nhưng các DN Vương quốc Anh đã và sẽ lựa chọn những quốc gia nào có sự minh bạch và liêm chính cao hơn để đảm bảo an toàn cho sự đầu tư của họ.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết từ kiến nghị của cộng đồng DN, vừa qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Theo đó, tất cả mối quan hệ hành chính giữa Chính phủ và DN sẽ được đơn giản hóa, áp dụng giao dịch điện tử mạnh mẽ trong các thủ tục đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai, điện năng, yêu cầu về môi trường, thủ tục thuế, hải quan...

Đại diện các DN Anh kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo môi trường kinh doanh cởi mở, bình đẳng, thúc đẩy liêm chính minh bạch trong môi trường đầu tư, đặc biệt là hệ thống hành pháp, tòa án, đồng thời cần đảm bảo thực thi tốt hơn nữa trong phân xử các lợi ích thương mại giữa các DN.

Về các ý kiến đóng góp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực để đứng vào nhóm đầu trong ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, rất cần sự hợp tác của các DN trong việc nói không với tham nhũng, hối lộ.

Thành Đạt

Top