• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Ghi nhận ý kiến doanh nghiệp về miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu

18/09/2018 10:32 AM

(Chinhphu.vn) - Chiều 17/9, Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan với đại diện 250 doanh nghiệp Hàn Quốc tại các tỉnh phía Bắc.

Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2018

Tại hội nghị, có 9 doanh nghiệp (DN) hỏi về 23 vấn đề liên quan đến chính sách, thủ tục thuế và hải quan như: Thuế XK, thuế NK; quy trình thủ tục hải quan; cấp C/O; ưu đãi thuế, chính sách thuế đối với DN đang được hưởng ưu đãi thuế... Một số DN đề nghị Bộ Tài chính cải cách theo hướng trong trường hợp DN được miễn thuế NK nguyên liệu theo như Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP khi thuê gia công bên ngoài cũng được miễn thuế NK.

Trao đổi với DN tại hội nghị, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK; Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì trường hợp tổ chức, cá nhân NK hàng hóa để sản xuất hàng XK nhưng giao một phần hàng hóa cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất hoặc XK sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế NK đối với phần hàng hóa NK đưa đi gia công.

Đại diện Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của DN và sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Một số vướng mắc về hạn mức và đơn vị quyết toán đối với việc bán hàng tại thị trường nội địa của DN chế xuất (EPE); những sản phẩm không lưu hành tại Việt Nam mà XK sang nước ngoài thì không cần phải đăng ký mã vạch; ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng... đều đã được đại diện Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế giải đáp cụ thể.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh, với các chính sách mới về thuế, về hải quan được tóm lược tại hội nghị, các DN có điều kiện lắng nghe, tổng hợp để hiểu sâu hơn, giúp cho DN mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Nếu DN còn có vấn đề chưa được rõ, có thể trực tiếp hoặc thông qua kênh của Đại sứ quán, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), hoặc Hiệp hội các DN Hàn Quốc (Korcham) tập hợp và gửi đến Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để được giải đáp kịp thời.

Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, tính đến nay, Bộ Tài chính đã tổ chức 11 kỳ hội nghị không chỉ để phổ biến các chế độ chính sách mới mà còn lắng nghe và giải quyết vướng mắc cho DN. Các vấn đề DN đặt ra còn giúp cơ quan quản lý hoàn thiện chính sách quản lý của mình.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành chia sẻ, cơ quan Hải quan đã điện tử hóa nhiều khâu thủ tục, giúp giảm bớt thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giúp DN rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và DN, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.

Đồng thời cơ quan Hải quan cũng đang tích cực phối hợpới các bộ, ngành hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia nhằm giảm thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí cho DN, phù hợp với sự phát triển của thương mại quốc tế.

Theo số liệu thống kê, Hàn Quốc đang có 6.760 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng trên 70 vạn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam.

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Kim Do Huyn, Việt Nam cần tạo ra môi trường thuế công bằng và minh bạch hơn. Chính sách về thuế và hải quan đảm bảo tính nhất quán sẽ quyết định tới việc nhà đầu tư có đầu tư vào Việt Nam, bởi nhà đầu tư quan tâm tự do hóa và sự nhất quán của các chính sách.

Thanh Hằng
Top