• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Giai đoạn 2022-2024, phấn đấu tăng thu nội địa 8-9%/năm

17/08/2021 3:28 PM

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 61/2021/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính-ngân sách 3 năm 2022-2024, trong đó, phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa 3 năm tới khoảng 8-9%/năm.

Ảnh minh họa
Theo Bộ Tài chính, việc lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2022-2024 phải đánh giá tác động của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường.

Đồng thời, tính đến khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương trong giai đoạn 2022-2024 phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, nội dung trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ, phát triển sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế.

Bộ Tài chính cũng lưu ý về các yếu tố dự kiến làm tăng, giảm, dịch chuyển nguồn thu do điều chỉnh chính sách thu, bổ sung mở rộng cơ sở tính thuế, tăng cường quản lý thu theo Nghị quyết số 07-NQ/TW; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập; một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; tác động thu ngân sách từ việc điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình kết cấu đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2022-2024, phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân chung cả nước khoảng 8-9%/năm.

Giai đoạn này, phấn đấu tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân phấn đấu khoảng 5-6%/năm. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. 

Dự toán các khoản thu phí, lệ phí các năm 2022-2024 tích cực, chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định (số thu, số nộp NSNN) và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN. 

Đối với các khoản thu được để lại, học phí, giá dịch vụ y tế, thu dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ: thực hiện lập kế hoạch thu riêng theo quy định và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương, gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.

Khánh Linh

Top