• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Giấy phép con của Bộ Công Thương ‘tiêu diệt’ doanh nghiệp

15/06/2016 3:26 PM

(Chinhphu.vn) – Ý kiến cho rằng Thông tư 20 năm 2011 của Bộ Công Thương về điều kiện nhập khẩu ô tô đã “tiêu diệt” các doanh nghiệp vì những quy định phi lý. Đáng lo ngại, quy định của Thông tư này đang được Bộ đưa vào dự thảo Nghị định.

Phát biểu tại hội thảo ngày 14/6 về các điều kiện kinh doanh, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thiên An Phúc (Hà Nội) cho biết trước khi Thông tư 20 được ban hành, cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, nhưng đến nay, chỉ còn tồn tại khoảng 20 doanh nghiệp.

Cụ thể, Thông tư 20 yêu cầu thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó. Thương nhân cũng phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp.

5 năm chờ đợi

Tuy Thông tư chỉ gồm vài dòng như vậy, nhưng theo ông Tuấn, đây là những điều kiện mà không doanh nghiệp nào đáp ứng nổi. Cụ thể, các hãng như Toyota hoặc Ford chỉ ủy quyền cho một doanh nghiệp tại Việt Nam, các đại lý khác không bao giờ có được.

“Tôi đến đây để đại diện cho 200 doanh nghiệp. Nhưng sau 5 năm chờ đợi, chúng tôi chỉ còn khoảng 20 doanh nghiệp và chỉ buôn bán xe cũ chứ không thể nhập khẩu xe. Các hoạt động đầu tư về cơ sở hạ tầng, chi phí quảng cáo đều co lại, có những doanh nghiệp trước đây rất lớn nhưng giờ chỉ còn là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ”, ông Tuấn nói.

Trong khi các doanh nghiệp nội “teo tóp” thì các hãng ô tô nước ngoài ung dung đặt đại lý của mình vào Việt Nam, bán sản phẩm mà không mất 1 đồng làm thị trường.

Theo ông Tuấn, Thông tư 20 được ban hành trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhằm mục đích góp phần kiềm chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng mục tiêu này rõ ràng là không đạt được, khi năm 2011, nhập khẩu ô tô chỉ trên dưới 1 tỷ USD. Còn sau khi có Thông tư 20, năm 2014 nhập khẩu tới 1,5 tỷ USD, năm 2015 vọt lên tới 2,5 tỷ USD.

“Vậy khoản tiền này rơi vào túi ai? Vậy những điều kiện kinh doanh trong Thông tư 20 có lợi cho ai hay chỉ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài? Ngay từ năm 2011, quy định này đã trái Luật Doanh nghiệp về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh, song vì khó khăn chung của nền kinh tế, chúng tôi có thể tạm chấp nhận và chờ. Nhưng nay kinh tế đã ổn định trở lại, chúng tôi muốn đối thoại với Bộ Công Thương”, ông Tuấn nói thẳng.

Mặt khác, mặc dù Thông tư 20 được nói là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ, nhưng trên thực tế, dưới tác động của Thông tư, thị trường trở nên kém cạnh tranh, giá cả các loại ô tô “tăng dần đều” vì người tiêu dùng không còn nhiều lựa chọn, thậm chí có những dòng xe mà người tiêu dùng phải mua thêm luôn lô phụ tùng trị giá tới 30 triệu đồng. “Nếu có cạnh tranh thì không thể có chuyện đó”, ông Tuấn khẳng định.

Hơn nữa, ông Tuấn cho rằng không có số liệu nào chứng minh rằng ô tô nhập khẩu không chính hãng gây tai nạn giao thông, còn các loại xe tải, xe khách vốn gây nhiều tai nạn lại không bị điều chỉnh bởi Thông tư này.

Nhập khẩu ô tô không cần điều kiện?

Chia sẻ “nỗi khổ” này, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Kylin-GX cũng cho rằng, trước đây, các doanh nghiệp nhập khẩu rất nhiều mẫu mã xe mới nhất trên thế giới, giá rất cạnh tranh. Sau khi có Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương thì nhiều doanh nghiệp đã phá sản, một số doanh nghiệp khác đang bên bờ vực phá sản.

“Riêng công ty tôi đã chuyển 8 triệu USD cho đối tác nước ngoài để nhập khẩu xe từ năm 2011. Tôi phải ứng trước số tiền trên thì họ mới sản xuất xe. Tôi viết đơn khắp nơi kiến nghị tháo gỡ khó khăn để được nhập nốt số xe đã đặt hàng về suốt bốn năm nay nhưng không được…”, ông Hùng nói. Theo vị Giám đốc, Thông tư 20 như thế đã “tiêu diệt” doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, trong khi các doanh nghiệp chỉ muốn được cạnh tranh lành mạnh, không xảy ra độc quyền.

Theo các doanh nghiệp, những vướng mắc nói trên đã được họ phản ánh, kiến nghị nhiều lần với Bộ Công Thương suốt 5 năm qua nhưng không được trả lời. Từ 1/7 tới đây, Thông tư 20 do trái với thẩm quyền được quy định tại Luật Đầu tư 2014 nên sẽ đương nhiên hết hiệu lực.

Nhưng đáng lo ngại, những nội dung của Thông tư lại đang được Bộ Công Thương đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, ban hành một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương. Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô khẳng định nếu vậy, họ không còn cơ hội kinh doanh, chỉ còn đường phá sản hoặc chuyển sang ngành nghề khác.

Theo các chuyên gia, không chỉ bất hợp lý, các điều kiện kinh doanh nói trên còn có biểu hiện trái luật. Cụ thể, theo Luật Đầu tư, các điều kiện kinh doanh chỉ được đặt ra vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quan trọng hơn, nhập khẩu ô tô không nằm trong danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư. Như vậy, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong lĩnh vực này.

Hiện, Chính phủ đang quyết liệt yêu cầu các bộ ngành xây dựng các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh, thay thế các thông tư sẽ đương nhiên hết hiệu lực từ 1/7 tới đây. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã liên tục nhắc nhở các bộ ngành trong quá trình này phải rà soát, kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi cho phát triển, chống tiêu cực, nhũng nhiễu.

Hà Chính

Top