- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Gìn giữ quốc bảo lòng dân bằng Chính phủ phục vụ
(Chinhphu.vn) - Ngày 12 và 13/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc thị sát về một loạt nội dung khác nhau tại Hải Phòng. Đọng lại trong các cuộc làm việc đó là một chân lý, càng muốn giữ gìn quốc bảo lòng dân, càng phải đẩy mạnh xây dựng Chính phủ phục vụ.
![]() |
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc tiếp nhận xử lý thủ tục hành chính tại quận Ngô Quyền - Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Như khi làm việc với lãnh đạo quận Ngô Quyền, niềm tự hào của Hải Phòng trong việc thực hiện mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất mô hình chính quyền điện tử, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Theo Hiến pháp, quyền của người dân là rất lớn. Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử để phục vụ dân tốt hơn, sát dân hơn, Chính phủ phải lo được cho dân. Chính quyền phải phục vụ dân thế nào để được lòng dân, vì mất dân là mất tất cả".
"Phó Thủ tướng hãy mắng nhiều hơn!"
Năm 2014, quận Ngô Quyền đã hoàn thành Đề án xây dựng thí điểm mô hình "Chính quyền điện tử". Dự kiến, khi đưa vào ứng dụng, mô hình này sẽ phát huy hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành, xúc tiến và thu hút đầu tư, phát triển thương mại, nâng cao tính công khai, minh bạch, cải tiến môi trường…
Chủ tịch UBND quận, ông Bùi Thanh Sơn cho biết đến nay đã có 13/13 phường xây dựng thành công mô hình "một cửa liên thông" quận - phường, đảm bảo niêm yết công khai 100% bộ thủ tục hành chính cấp quận trên hệ thống tra cứu điện tử; 100% thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cấp quận…
"Sức ép cần phải thực thi tốt mô hình chính quyền điện tử là rất lớn để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Chúng tôi cũng đã từng nhận được những đoạn video clip do người dân gửi đến phản ánh về thái độ ứng xử phản cảm của cán bộ với dân. Với chính quyền điện tử, người dân sẽ ngày càng được giảm bức xúc", ông Sơn nói.
Thực tế, khi Phó Thủ tướng đến kiểm tra tại chi cục Hải quan cảng Hải Phòng khu vực 3, rất đông người dân đang đứng chờ làm thủ tục khi nhìn thấy bóng ông đã hào hứng kêu thật to: "Phó Thủ tướng mắng họ thật mạnh vào để họ biết sợ mà không còn dám mắng dân". Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong công cuộc cải cách hành chính, mặc dù đã đi được những bước đi dài, nhưng chưa thực sự có những đột phá mạnh mẽ trong đổi mới chất lượng cán bộ công chức, trong khi, đối với mọi cuộc cải cách, vấn đề con người luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong quyết định thành hay bại.
Mô hình chính quyền điện tử được khởi xướng và "nổi đình nổi đám" bắt đầu từ Đà Nẵng đã đem lại hiệu quả thực tế cho người dân trong các giao dịch với cơ quan nhà nước theo hướng dịch vụ. Người dân có thể sử dụng các dịch vụ trên mạng, thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến, tra cứu các dữ liệu của Nhà nước một cách công khai và minh bạch. Hệ thống giúp cho người dân giảm những vấn đề nhũng nhiễu, gây khó khăn của một bộ phận cán bộ công chức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời giám sát được hoạt động của cơ quan nhà nước một cách trực tuyến. Đồng thời, Đà Nẵng cũng có một đội ngũ cán bộ rất chuyên nghiệp và vì dân. Hải Phòng cũng đang vươn lên là một địa phương nổi bật trong thực hiện chính quyền điện tử.
Mọi chuyển động đều xoay quanh một trục
Tiếng nói doanh nghiệp, tiếng lòng người dân luôn là "trục" trung tâm mà trong mọi nội dung làm việc đều được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hướng tới. Sau khi đi một vòng các khu vực kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng máy soi container; Đội kiểm soát Hải quan; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3… và làm việc với Cục Hải quan Hải Phòng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen Hải quan Hải Phòng là một trong những địa phương triển khai nhất nhì trong cả nước về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan. Tuy nhiên, ông lưu ý, với lĩnh vực hải quan, tiếng kêu của doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều, nên công cuộc cải cách vẫn còn cần rất nhiều nỗ lực.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tại Hải quan Hải Phòng. Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Cục Hải quan Hải Phòng là đơn vị đầu tiên trong toàn ngành được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chọn thực hiện trước hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Trong năm 2014, hệ thống này đã xử lý 697.255 tờ khai (khoảng 75% tổng số tờ khai), tương ứng với kim ngạch đạt 38,52 tỷ USD (chiếm gần 74% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cục).
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), Trung tướng Nguyễn Tiến Lực nhận xét "cải cách thủ tục hành chính của Hải quan Hải Phòng đã đi vào cuộc sống". Tuy nhiên, Trung tướng Lực nêu lên một vấn đề cũng liên quan đến con người trong cải cách hành chính, đó là trong chống buôn lậu, Hải quan Hải Phòng chưa bắt được vụ nào lớn ngoại trừ các vụ buôn lậu ngà voi, số lượng các vụ chuyển khởi tố, điều tra còn rất ít. Trong khi, Hải quan Hải Phòng còn quản cả 3 địa bàn là Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.
Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc cũng thừa nhận các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn mình quản lý vẫn có diễn biến phức tạp với các hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, năm 2014, tại đây bắt giữ 63 vụ, trong đó khởi tố 4 vụ, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra phối hợp xử lý 2 vụ. Quý I/2015, chỉ có duy nhất 1 vụ bị ra quyết định khởi tố vụ án chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.
Còn tại cuộc làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng chiều 13/4, khi nghe Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng hồ hởi khoe Hải Phòng ngày nay đã không còn là thành phố của xã hội đen như trong quá khứ nhiều tai tiếng của những năm 1980 là địa bàn trọng điểm về tội phạm, những đêm ở Hải Phòng giờ đây đều đã rất bình yên. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý ngay đấu tranh với tội phạm là công việc không thể chủ quan, buông lỏng.
Trách nhiệm của những người đứng đầu trong công tác này cũng là vô cùng quan trọng. "Đám giỗ nhà tôi bao nhiêu người đến anh cũng biết, nhưng bao nhiêu ổ cờ bạc trộm cắp ở địa bàn lại bảo rằng không. Trách nhiệm của trưởng công an xã, phường thế nào. Đảm bảo bình yên cho dân không phải là công việc nay làm, thấy lắng thì ngay lập tức "nghỉ ngơi", Phó Thủ tướng nói.
Làm hết trách nhiệm với dân
Kiểm tra đột xuất cân tải trọng xe tại km78, huyện An Dương, TP Hải Phòng đêm 12/4, cùng với việc động viên cán bộ đang ngày đêm làm việc ở trạm cân này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra lời nhắc nhở kiên quyết không để nhũng nhiễu, tiêu cực xảy ra, bởi nếu để xảy ra vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm, "không lọt được đâu vì cái gì người dân cũng đều biết hết cả, không thể qua mắt được dân".
"Mình vất vả trong vay tiền để làm đường mà để xe quá tải tàn phá là không làm hết trách nhiệm với nhân dân. Trong năm 2015 phải thực hiện thành công trong việc chống quá tải để tiết kiệm được nhiều hơn nữa tiền thuế của dân", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và đồng thời đặt ra hai câu hỏi là chế độ chính sách dành cho đối với lực lượng liên ngành làm việc tại trạm cân cụ thể là bao nhiêu và bí thư, chủ tịch thành phố có đến kiểm tra thực tế hoạt động kiểm soát tải trọng xe không. Ông động viên cán bộ "cứ nói thật nhất".
![]() |
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tại trạm cân huyện An Dương, TP. Hải Phòng - Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Khi nhận được câu trả lời về chế độ trực mỗi đêm của lực lượng này là 100.000 đồng/người, Phó Thủ tướng quy đổi ra được ngay thành hơn 3 bát phở và cho hay "Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành chính sách để có đãi ngộ tốt hơn, nhưng trước mắt, các đồng chí phải làm thật tốt công việc được giao".
Với câu hỏi thứ hai, Phó Thủ tướng yêu cầu: "Lãnh đạo thành phố phải trực tiếp, thường xuyên kiểm tra thực tế thì hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe sẽ rõ rệt hơn. Phải phấn đấu đạt được chỉ tiêu trong năm 2015 Hải Phòng không còn xe quá tải chạy trên đường". Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, ông nói: "Từ phía cơ sở cần đề xuất những phương án hoạt động hiệu quả, không phải bất cứ xe nào cũng kiểm tra vì như thế cũng làm phiền doanh nghiệp mà phải có phương án phát hiện những dấu hiệu vi phạm".
Cuộc chiến với xe quá tải trọng trở nên gay gắt bắt đầu từ hồi tháng 7 năm ngoái. Tại một cuộc họp về nội dung này của Chính phủ khi đó, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng phản ánh tình hình việc đặt các trạm cân đang vấp phải sự chống đối ghê gớm của nhiều đối tượng. Cùng với đó là tình trạng tiêu cực, tham nhũng để "nhắm mắt" cho xe quá tải trọng đi qua trạm cân. Rồi tình trạng xã hội đen dẫn hàng trăm xe qua trạm cân trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Hàng trăm xe quá tải rồng rắn đỗ ban ngày nhưng ban đêm đều đã đột nhiên "biến mất".
Sau nhiều tháng mở các đợt cao điểm siết lại tải trọng, tình hình này đến nay đã có nhiều cải thiện khi mức phạt được đẩy lên kịch trần. Một cán bộ của trạm cân tại km 78 quốc lộ 5 cho biết, "có những đêm, phạt 3 xe số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng, cứ phạt thật nặng thì họ sẽ biết sợ". Nhưng, còn quan trọng hơn thế là tinh thần trách nhiệm ngày càng cao của những người thực thi nhiệm vụ. "Chúng tôi hiểu rằng cần phải nghĩ đến những cái giá đắt hơn phải trả do xe quá tải trọng, hơn là nghĩ đến những đồng tiền mà chúng tôi có thể bỏ vào túi riêng", cán bộ này nói.
* Tiêu đề bài viết do Báo Điện tử Chính phủ đặt.
Lê Châu (Thời báo Kinh tế Việt Nam)
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều