• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Giới thiệu 3 luật mới về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh

10/07/2020 4:22 PM

(Chinhphu.vn) – Chiều 10/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo giới thiệu về Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là 3 Luật vừa được Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV thông qua và Chủ tịch nước đã có Lệnh Công bố.

 

Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng chủ trì họp báo. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Chủ trì họp báo, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng đã nêu tổng quan nội dung 3 luật; khẳng định đây là những đạo luật có ý nghĩa hết sức quan trọng và được Quốc hội thông qua với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao.

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được xây dựng và ban hành với mục tiêu tổng quát là hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đạt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4.

Với 10 chương, 218 điều, những cải cách quan trọng nhất của Luật gồm: cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường. Luật bãi bỏ thủ thục thông báo mẫu dấu, đồng thời quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu “số” thay cho dấu “truyền thống”. Thiết lập cơ chế đăng ký kinh doanh qua mạng thông tin điện tử với bộ hồ sơ điện tử mà không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay. Nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Thúc đẩy phát triển thị trường vốn nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư kinh doanh. Tạo thuận lợi hơn cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp…

Luật Đâu tư số 61/2020/QH14 được xây dựng và ban hành với mục tiêu nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Luật có 7 Chương với 77 Điều và 4 Phụ lục, quy định các nội dung cụ thể về: nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các Luật có liên quan; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư;...

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ phân công soạn thảo 7 Nghị định.

Toàn cảnh họp báo. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (Luật PPP) được xây dựng và ban hành với quan điểm, mục tiêu là ban hành một đạo luật riêng để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các luật khác. Việc xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp tránh được các rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách. Luật PPP hoàn thiện các cơ chế tổng thể bao gồm các các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía nhà nước cho nhà đầu tư để tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư mạnh mẽ cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công.

Về lĩnh vực đầu tư, Luật PPP khu biệt 5 lĩnh vực thiết yếu để đầu tư theo phương thức PPP nhằm tập trung nguồn lực, cụ thể bao gồm: giao thông; lưới điện, nhà máy điện (trừ nhà máy thủy điện và trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực); thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; y tế, giáo dục - đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin.

Về quy mô đầu tư, Luật PPP quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu để đầu tư theo phương thức PPP là 200 tỷ đồng. Đối với một số dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giá trị này là 100 tỷ đồng.

Chính phủ dự kiến sẽ ban hành 3 Nghị định hướng dẫn Luật PPP.

Nguyễn Hoàng

Top