• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Gỡ ‘nút thắt cổ chai’: Kiến nghị một luật sửa nhiều luật

25/10/2016 3:22 PM

(Chinhphu.vn) – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.

Đại diện các DN thủy sản đang phản ánh những vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành tại một hội thảo mới đây.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả khảo sát tại Cục Hải quan TP.HCM về thực trạng kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã nêu một số kiến nghị đối với Chính phủ.

Theo đó, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng cho phép thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro để kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK có trọng tâm, trọng điểm.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa, chi tiết hóa, mã hóa theo HS; quy định rõ ràng về tiêu chuẩn áp dụng, phương thức kiểm tra theo thông lệ quốc tế, đơn vị và địa điểm kiểm tra.

Thu hẹp danh mục hàng hóa nhập khẩu cần thiết phải KTCN trước khi thông quan và chỉ kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh, để giảm tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu phải KTCN từ 30-35% xuống còn 15% vào cuối năm 2016 như Nghị quyết 19 của Chính phủ đề ra và cam kết giảm 50% thời gian thông quan hàng hóa XNK của UBND TP.HCM với Thủ tướng Chính phủ.

Kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế cho những nội dung về kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng tại các Nghị định 132/2008/NĐ-CP và Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ và toàn bộ các Thông tư của các Bộ quy định về KTCN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu để thống nhất về KTCN.

Trong đó, công bố danh mục hàng hóa XNK thuộc diện KTCN cần phải thực hiện kiểm tra tại thời điểm trước khi thông quan; thống nhất quy định về hồ sơ đăng ký kiểm tra, phương thức kiểm tra, nguyên tắc kiểm tra, trình tự kiểm tra, địa điểm kiểm tra, các trường hợp miễn, giảm kiểm tra…

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng kiến nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường bố trí các nguồn lực cho các đơn vị KTCN tại các cửa khẩu lớn, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện KTCN…

Trong thời gian tới nên hợp nhất các cơ quan KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hình thành một tổ chức chung để thống nhất việc chỉ đạo, gọn nhẹ và hiệu quả.

Tăng cường các nguồn lực cho Cục Kiểm định hải quan để đủ sức tiếp nhận và thực hiện việc KTCN cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi được Chính phủ hoặc các Bộ quản lý KTCN ủy quyền…

Hiện, những vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành đang được đánh giá là “nút thắt cổ chai” trong thực hiện mục tiêu kéo giảm thời gian thông quan. Theo một khảo sát của Tổng cục Hải quan, hiện thời gian cho các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang chiếm tới 72% toàn bộ thời gian thông quan hàng hóa.

Còn theo báo cáo mới đây của Bộ KHĐT, thực tế thời gian cho thấy công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá nhập khẩu chưa có sự cải thiện (ngoại trừ một số ít lĩnh vực như kiểm dịch thực vật,…). Việc quản lý và kiểm tra chuyên ngành quá mức cần thiết vẫn đang là trở ngại, gây khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí và gây bức xúc trong doanh nghiệp.

Yêu cầu cải cách toàn diện các quy định về quản lý chuyên ngành đã được Chính phủ nhấn mạnh và nêu cụ thể tại 2 Nghị quyết 19 (2015 và 2016), tuy vậy, kết quả thực hiện còn rất hạn chế.

Thành Đạt

Top