• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Gỡ vướng cung ứng hàng hóa khi nhu cầu người dân tại TPHCM tăng cao

31/08/2021 2:40 PM

(Chinhphu.vn) - Dự báo trong 5-7 ngày tới, nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đề nghị Sở Công Thương TPHCM dự trù lại năng lực cung ứng chung của Thành phố thông qua hệ thống phân phối, các đơn vị sản xuất hàng thực phẩm và các hình thức cung ứng khác. Đồng thời, xem xét tính đến một số phương án cung ứng hàng hóa bổ sung trong thời gian 10-15 ngày tới.

Do một số khó khăn trong việc xét nghiệm COVID-19 cho shipper nên đến sáng hôm nay 30/8, dịch vụ này tạm thời chưa được triển khai. Ảnh minh họa

Theo ghi nhận của Vụ Thị trường trong nước, mặc dù từ ngày 28/8, TPHCM đã có chủ trương cho phép shipper theo danh sách của Sở Công Thương TPHCM được phép hoạt động trong phạm vi địa bàn 1 quận, huyện (bao gồm cả TP. Thủ Đức và 7 quận huyện “vùng đỏ”) với điều kiện được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine và xét nghiệm âm tính theo quy định.

Tuy nhiên, do một số khó khăn trong việc xét nghiệm COVID-19 cho shipper nên đến sáng hôm nay (30/8), dịch vụ này tạm thời chưa được triển khai. Do đó, việc phân phối, cung ứng hàng hóa đến người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện.

Bên cạnh đó, mặc dù các hệ thống phân phối đã tăng cường bố trí nhân viên tại các cửa hàng, tổ chức lại phương thức giao hàng để bảo đảm phục vụ nhu cầu của người dân, nhưng trong ngày 30/8, nhu cầu mua hàng thực phẩm của người dân tăng rất cao.

Cụ thể, tại một số siêu thị (Co.op Mart), lực lượng "đi chợ hộ" phải xếp hàng chờ vào mua hàng. Tại một số cửa hàng thuộc hệ thống Bách Hoá Xanh, lượng người đến mua không quá đông song do lượng hàng không nhiều nên đến buổi chiều một số loại rau, củ, quả đã hết hàng. Giá hàng hóa tại hệ thống siêu thị gần như không thay đổi, tuy nhiên với chi phí tăng cao trong việc sản xuất, vận chuyển, bán lẻ hàng hóa và áp lực tăng giá từ nhà cung cấp, các siêu thị, hệ thống bán lẻ gặp khó khăn trong việc tiếp tục giữ bình ổn giá.

Vụ Thị trường trong nước nhận định, mặc dù Sở Công Thương TPHCM dự kiến có thể tăng số lượng shipper hoạt động lên 25.000 người nhưng có thể sẽ không có đủ shipper như phương án Thành phố đề xuất do các vấn đề chi phí, thủ tục phát sinh liên quan (shipper phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine và thực hiện xét nghiệm COVID-19 hằng ngày từ 5h-6h sáng). Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi hướng dẫn về việc chi phí xét nghiệm sẽ do doanh nghiệp chi trả hay được chính quyền địa phương hỗ trợ khiến hoạt động này nhiều khả năng vẫn chưa thể triển khai đồng bộ trong vài ngày tới.

Dự báo nhu cầu mua hàng của người dân sẽ tăng cao trong 5-7 ngày tới, Vụ Thị trường trong nước đề nghị Sở Công Thương TPHCM dự trù lại năng lực cung ứng chung của Thành phố thông qua hệ thống phân phối, các đơn vị sản xuất hàng thực phẩm và các hình thức cung ứng khác. Đồng thời, xem xét tính đến một số phương án cung ứng hàng hóa bổ sung trong thời gian 10-15 ngày tới.

Dự báo nhu cầu mua hàng của người dân sẽ tăng cao trong 5-7 ngày tới.

Kết nối tiêu thụ nông sản, hỗ trợ tiểu thương lên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của người dân cả nước nói chung và người dân các tỉnh, thành phố miền Nam nói riêng chưa giảm bớt, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương cho biết, mô hình đưa tiểu thương và chợ dân sinh lên sàn thương mại điện tử do Viettel Post đề xuất đang phát huy hiệu quả.

Theo đó, các tiểu thương trong chợ dân sinh sẽ được Viettel Post và sàn thương mại điện tử Vỏ Sò hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, quảng bá sản phẩm tới cả những khách hàng quen lẫn khách hàng tiềm năng. Với kênh bán hàng mới này, bà con tiểu thương có thể mở rộng cơ hội kinh doanh tới hàng triệu người dùng của sàn Vỏ Sò. Ngay cả trong trường hợp các chợ dân sinh không được hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì tiểu thương vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường, giúp bảo đảm an sinh cuộc sống.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ đầu ra cho nông sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tạo nguồn nông sản cho các gói an sinh, Tổ công tác đặc biệt phía nam của Bộ Công Thương cũng đã kết nối các Sở Công Thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đại diện Viettel Post.

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long cho biết, Vĩnh Long đang cần tiêu thụ 27.000 tấn khoai lang tím, ngoài ra, tỉnh có nhiều nông sản khác nên sẽ tham gia cung cấp các sản phẩm đầu vào cho túi an sinh Viettel Post đang thực hiện để hỗ trợ người nông dân. Về giá cả, sản lượng, tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật cho sàn Vỏ Sò.

Tuy vậy, hiện nay, do tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16, hoạt động triển khai thu mua không thuận lợi, xe lưu thông khó khăn, nông dân ra đồng ít, các tỉnh, thành phố từ 18h ngừng cho phương tiện ra đường nên cũng hạn chế hoạt động thu mua nông sản… Nếu tháo gỡ những khó khăn này thì việc thu mua thuận lợi hơn để kịp thời cung ứng cho TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương.

Tỉnh Đồng Tháp cũng đề nghị Tổ công tác hỗ trợ kết nối để tiêu thụ khoai môn tại xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò do khu vực đang phong tỏa nên khó khăn tìm đầu ra...

Các tỉnh, thành phố khác như TP. Cần Thơ, Sóc Trăng… cũng cho biết sẵn sàng cung cấp thông tin sản lượng, giá cả và đầu mối cho Viettel Post để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản đến mùa vụ thu hoạch.

Được biết, Sở Công Thương 18 tỉnh miền Nam đã chuyển danh sách các tiểu thương, nhà cung cấp trên địa bàn đến Viettel Post để đơn vị này liên hệ tiếp xúc, hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn Vỏ Sò. Có thể thấy, việc các tiểu thương được đưa lên sàn thương mại điện tử sẽ biến địa chỉ này thành “chợ dân sinh trực tuyến”, một nguồn cung mới cho dịch vụ “đi chợ hộ” mà Viettel Post đang triển khai trên toàn quốc.

Đối với khó khăn về xe lạnh của Long An, Tổ công tác cho biết sẽ liên hệ Hiệp hội Vận tải hỗ trợ. Về khâu vận chuyển, chỉ cần bỏ hàng vào container lạnh để đưa hàng lên biên giới, Hiệp hội Doanh nghiệp logistics, Bộ GTVT sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong vấn đề này.

Tổ công tác nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía bắc theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Tuy nhiên, Tổ công tác cũng lưu ý, các doanh nghiệp nên xuất khẩu qua kênh chính ngạch, tránh đi tiểu ngạch.

Phan Trang
Top