• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Gỡ vướng kiểm tra chuyên ngành: Bộ nào đã vào cuộc?

04/01/2018 3:40 PM

(Chinhphu.vn) – Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được các Bộ tháo gỡ, với hàng loạt thông tư, nghị định mới.

Trong báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết 19 năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết nhìn chung các Bộ, ngành đã nắm rõ yêu cầu về cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Một số Bộ đã có hành động cụ thể thực hiện nhiệm vụ này.

Việc kiểm tra an toàn thực phẩm với hàng hóa nhập khẩu được kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ. - Ảnh minh họa

Hàng loạt thông tư, nghị định được ban hành, sửa đổi

Cụ thể, Thông tư liên tịch số 110/2016/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học công nghệ cho phép sử dụng bản fax hoặc file hình ảnh thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành để thông quan.

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 23/2016/TT-BCT hủy bỏ kiểm tra formaldehyte đối với sản phẩm dệt may; Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 (có hiệu lực 10/2/2017) về dán nhãn năng lượng, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; Thông tư 18/2017/TT-BCT thay đổi phương thức quản lý chất lượng thép nhập khẩu.

Theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ–CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (thay thế các Nghị định 108/2008/NĐ-CP và 26/2011/NĐ-CP), việc khai báo hoá chất được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và phản hồi tự động từ ngày 25/11/2017. Với thay đổi này, thủ tục xác nhận khai báo hóa chất sẽ được thay đổi căn bản, đúng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN làm rõ cách thức công bố hợp quy dựa trên biện pháp tiền kiểm (kiểm tra trước thông quan), hậu kiểm (kiểm tra sau thông quan) để tạo ra khung pháp lý chung cho các Bộ, ngành thực hiện trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ chủ yếu được chuyển sang giai đoạn sau thông quan; chỉ còn nhóm sản phẩm Xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) thực hiện trước thông quan.

Với mặt hàng thép, theo đề nghị của Bộ Công Thương, tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, các mặt hàng thép (trừ thép làm cốt bê tông) đã chuyển việc kiểm tra chất lượng sang kiểm tra sau thông quan từ ngày 1/10/2017.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 10/2017/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, loại bỏ nhiều sản phẩm được coi là không phù hợp, bất hợp lý, như: clanke, Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe, Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.

Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành (thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP) có nhiều quy định theo hướng thuận lợi hơn cho sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu mặt hàng phân bón. Theo đó, Nghị định quy định thống nhất chỉ một Bộ quản lý phân bón là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước đây Bộ Công Thương cũng tham gia quản lý).

Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp không phải xin Giấy phép nhập khẩu đối với phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam; thủ tục công nhận lưu hành chỉ thực hiện đối với lô hàng đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có đại diện hoặc kinh doanh tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; trong khi chờ kết quả kiểm tra chất lượng, hàng hoá được đưa về kho của doanh nghiệp để bảo quản.

Bộ Y tế đã tháo gỡ các vướng mắc, bất cập cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong kiểm tra nhà nước và công bố phù hợp ATTP đối với các nguyên liệu, phụ gia, bao bì nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Kỳ vọng dự thảo Nghị định mới về ATTP

Đặc biệt, thực  hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội ngành hàng thực phẩm rà soát tổng thể và xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.

Theo bản Dự thảo mới đây của Bộ Y tế trình Bộ Tư pháp thẩm định (tháng 12/2017), nhiều nội dung đã đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của doanh nghiệp như: cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm; giảm thời gian, thủ tục công bố; thay đổi căn bản trong kiểm soát về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (như bổ sung thêm các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về ATTP; áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra nhà nước về ATTP; phân cấp cho các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh); thay đổi quy định về ghi nhãn thực phẩm theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm...

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38 cũng đã khắc phục được sự chồng chéo, nhiều tầng nấc quản lý trong thủ tục liên quan tới ATTP. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó quản lý.

Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP để thực hiện TTHC.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những thay đổi nêu trên của Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38 đã tạo được lòng tin và kỳ vọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm còn chưa rõ ràng, các Hiệp hội ngành hàng đang tiếp tục kiến nghị.

Cũng trong năm 2017, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức kiểm tra tại nhiều Bộ, ngành, địa phương về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó có nội dung về tình hình thực hiện Nghị quyết 19. Tổ công tác đã tổ chức 01 buổi làm việc với 10 Bộ quản lý chuyên ngành; làm việc trực tiếp với các Bộ: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; kiểm tra trực tiếp tại cảng Hải Phòng,... về các nội dung liên quan tới hoạt động quản lý và kiểm tra chuyên ngành. Sau các buổi kiểm tra, Tổ công tác đã có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, trong đó giao các Bộ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải cách, nâng cao hiệu quả công tác này.

Thanh Hằng

Top