• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Gói 100 nghìn tỉ: Không nên ưu đãi công nghệ trình diễn

13/02/2017 8:43 AM

(Chinhphu.vn) – Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, gói tín dụng 100 nghìn tỉ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao cần đưa vào đúng chỗ, đó là ưu tiên cho công nghệ ứng dụng, không phải công nghệ trình diễn.

GS Nguyễn Lân Dũng.

Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỉ  đồng lên 100.000 tỉ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng này, những người tâm huyết với nông nghiệp Việt Nam đã ngay lập tức hưởng ứng.

Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia xin giới thiệu phần chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – Chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) với một số đề xuất đi cùng.

Khoản ngân sách được quy hoạch 100 nghìn tỷ đồng của chính phủ dành cho nông nghiệp công nghệ cao làm tôi rất xúc động. Vậy nên đưa khoản tiền này cho nông dân hay cho doanh nghiệp (DN)? Có người nói dù sao đây cũng là tiền vay, nên hỗ trợ DN thôi chứ đưa nông dân thì khó thu lại được.

Tôi nghĩ không hẳn như vậy. Đưa tiền cho DN thì DN phải hỗ trợ nông dân. Không phải để DN chỉ làm vài mô hình trình diễn hiện đại kiểu như trồng được cây cà chua trên giàn cho hàng vạn quả, cũng đẹp lắm; hoặc dưới đất trồng khoai tây, trên trồng cà chua… Đúng, đó là thành tựu của các nhà sinh học, nhưng chỉ để chứng tỏ năng lực của khoa học thôi.

Còn với chúng ta, điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Ví dụ nếu trồng được cà tím ghép cà chua thành công và có thể cho nông dân nhân lên đại trà được thì rất tốt vì giống cây này có thể chống chịu được các loại bệnh do virus. Cho nên tôi nghĩ phải đưa khoản tiền này vào đúng chỗ của nó, đó là ưu tiên cho công nghệ ứng dụng, không phải công nghệ trình diễn.

Hiện hàng năm chúng ta nhập 4.000 loại thuốc bảo vệ thực vật. Đó là mối lo vô cùng lớn hiện nay của tôi. Mỗi năm nước ta có 200 nghìn ca ung thư mới, trong đó có 75 nghìn người chết vì ung thư. Và người ta tính ra có đến 35% nguyên nhân là do thức ăn, trong đó phần lớn là từ thuốc bảo vệ thực vật. Thực tế hiện nay, nông dân toàn dùng các loại phân, thuốc này cho trồng trọt. Mà chúng ta biết rằng phân đạm hóa học sẽ tích lũy nitrit, là chất gây ung thư.

Hiện nay, Hội Các ngành sinh học Việt Nam đang xây dựng mô hình rau bảo đảm trong nhà lưới, nghĩa là sẽ không có bướm, không có sâu gây hại cho rau. Bao bì rau bảo đảm sẽ ghi rõ “không thuốc trừ sâu hóa học, không phân đạm hóa học”. Nhưng khi tôi về Nghệ An, các nhà quản lý nông nghiệp tại đây nói sẽ không có tính khả thi cao vì diện tích đất làm nông nghiệp lớn và còn rải rác.

Chúng tôi lại nghĩ đến cách khác là làm thuốc trừ sâu sinh học. Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) có tất cả các chủng vi sinh vật trừ sâu. Vậy tại sao chúng tôi không làm được? Vì chúng tôi gặp lúng túng. Chúng tôi có công nghệ và trang thiết bị, nhưng không có tiền. Vậy nên chỉ có cách vận động người mua đặt tiền trước thì chúng tôi mới làm. Đó là điều vô lý.

Tại sao ngành công nghệ sinh học ở Việt Nam được coi là ưu tiên 1 nhưng sản phẩm công nghiệp vi sinh vật chỉ có ba thứ là bột ngọt, rượu bia và vắc xin. Trong khi đó, thế giới có hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm. Nghĩa là chúng ta phải tạo điều kiện cho ngành công nghiệp vi sinh vật phát huy hết tiềm năng hiện nay.

Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học đang bảo quản 5 nghìn chủng vi sinh vật, trong đó có nhiều chủng mới của thế giới và đang hợp tác với Nhật Bản, công bố tại Nhật Bản. Nhưng rất tiếc là chúng ta chỉ có bảo quản chứ không đưa vào sản xuất được vì không có nhà máy. Trong khi Nhật Bản cũng cộng tác với mình, và họ đã đưa vào sản xuất đại trà.

Về nhân lực, tôi nghĩ rằng đối với các trường đại học, tăng lương không phải là giải pháp tốt nhất để có chuyên gia giỏi. Hiện mức lương mà Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trả cho mỗi tiến sĩ mới tốt nghiệp chỉ là 3 triệu đồng/tháng. Không thể nuôi một đứa con với mức lương 3 triệu đồng khi lương cho người giúp việc đã là 5 triệu đồng. Nhưng làm sao tăng lương khi hàng triệu, hàng vạn tri thức khác cũng đang hưởng mức lương như thế?

Vậy hãy tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ có thể vừa nghiên cứu, vừa sản xuất. Không sản xuất được nhiều thì sản xuất pilot (sản xuất mẫu). Doanh nghiệp sẽ làm nốt phần việc tiếp theo là nhân lên thành sản xuất lớn. Chúng tôi đang cố gắng đưa Viện mình theo con đường đó. Chúng tôi hiện đang trên đường xây dựng các phân xưởng cho các nhà khoa học trẻ vừa nghiên cứu, vừa sản xuất.

Phương Hiền (ghi)

Top