• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Hai vị Bí thư Thành ủy và “ngọn lửa” từ Chính phủ

07/03/2016 5:50 PM

(Chinhphu.vn) – Những người đứng đầu hai TP lớn đã gây ấn tượng mạnh về quyết tâm đổi mới, cải cách để tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp tại hai đầu tàu kinh tế lớn nhất nước.

“Thử đặt chúng ta là doanh nghiệp xem chúng ta có chịu được không?”, câu hỏi được Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đặt ra ngày 4/3 khi nghe báo cáo về thực trạng các doanh nghiệp phải đón tiếp hết đoàn kiểm tra này đến đoàn kiểm tra khác. Và ông chỉ đạo, không thể để doanh nghiệp kiến nghị những vướng mắc mà mãi không giải quyết cho họ.

“Doanh nghiệp và các nhà đầu tư chỉ cần thủ tục hành chính thông thoáng. Từng cơ quan một, nếu giải quyết được nhanh cho doanh nghiệp, người ta sẽ đầu tư nhiều hơn. Khi đó doanh nghiệp phát triển, thành phố cũng phát triển hơn”, Bí thư Hà Nội khẳng định.

Trước đó đúng một ngày, ngày 3/3, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cũng có buổi làm việc với Ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA). Chỉ ra thực trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ với câu hỏi đơn giản “các bà nội trợ có biết thương hiệu gạo SATRA không”, Bí thư Đinh La Thăng đồng thời chỉ rõ con đường mà theo ông là ngắn nhất để đổi mới quản trị, nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Con đường đó là tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa trong những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. 

Trước đó, cũng vẫn Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng gây ấn tượng mạnh khi đặt ra bài toán tiêu thụ sữa cho nông dân. Thực tế, ông Đinh La Thăng tiếp cận vấn đề không hề theo hướng “giải quyết sự vụ” như một số ý kiến nhận định. Theo bộc bạch của chính ông, việc tháo gỡ cho bà con nuôi bò không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể ở huyện Củ Chi hay nơi nào, mà quan trọng hơn là tìm một cơ chế để người nông dân sản xuất lớn, phát triển bền vững. Cơ chế đó nhât định phải tuân theo các quy luật của thị trường và vấn đề mấu chốt là doanh nghiệp, người nông dân phải nâng cao được năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Những thông điệp mạnh mẽ từ hai tân Bí thư Thành ủy, người đứng đầu hai thành phố lớn, hai đầu tàu kinh tế của cả nước, đã được người dân và cộng đồng doanh nghiệp phấn khởi đón nhận. Chỉ riêng sự quan tâm sát sao của các cơ quan báo chí truyền thông cũng đã đủ cho thấy phần nào tâm trạng phấn khởi và sự kỳ vọng của người dân vào những chuyển biến mạnh mẽ sắp tới tại hai thành phố.

Trên thực tế, cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là yêu cầu cấp bách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định và triển khai quyết liệt trong thời gian qua. Không khó để nhận ra sự tương đồng trong quan điểm của hai vị Bí thư Thành ủy với những quan điểm, chủ trương nhất quán của Chính phủ.

Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực hiện nhất quán cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn lực. Đó là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện cho doanh nghiệp. Đó là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thậm chí cả các đơn vị sự nghiệp công lập, theo tinh thần nhà nước không làm những việc mà xã hội và thị trường có thể làm tốt hơn… Ngay cả giải pháp để doanh nghiệp giảm bớt “gánh nặng” thanh tra, kiểm tra mà Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhắc tới, cũng đã được Chính phủ chỉ rõ trong Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ và Bộ Tài chính cũng đã chính thức triển khai từ đầu tháng 2 vừa qua.

Cải cách là không ngừng nghỉ. Mới nhất, những yêu cầu nói trên đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh một lần nữa trong bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta”. Còn trong triển khai cụ thể, tại cuộc họp ngày 3/3 về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 37 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khẳng định phải đẩy mạnh việc thu hẹp doanh nghiệp, để doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước càng ít càng tốt và tăng cường hơn nữa sự tham gia của khối tư nhân vào sản xuất, kinh doanh.

Thực tế, ở cương vị công tác trước đây là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã trực tiếp cùng tập thể Chính phủ, Thường trực Chính phủ chỉ đạo hàng loạt chủ trương, giải pháp lớn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm cạnh tranh, minh bạch. Còn Bộ Giao thông vận tải dưới thời Bộ trưởng Đinh La Thăng đã được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong những nỗ lực cải cách theo yêu cầu của Chính phủ.

Khi con đường và giải pháp cải cách đã khá rõ ràng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Thực tiễn cho thấy, các mục tiêu cải cách hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta, vấn đề là quyết tâm và trách nhiệm trong thực thi. Đội ngũ cán bộ, công chức phải đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, của người dân, đồng hành cùng người dân, cùng doanh nghiệp, xắn tay áo vào việc để tháo gỡ khó khăn cho họ, đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ với tất cả các cấp, các ngành và nay là yêu cầu của hai vị Bí thư Thành ủy đối với các cán bộ, công chức dưới quyền.

Trong buổi làm việc về phát triển công nghệ cao mới đây, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã phát biểu rằng, "tất cả chúng ta đều có cả, chỉ thiếu lửa thôi, phải đốt lên ngọn lửa nhiệt huyết”. Có thể nói, thời gian qua, Chính phủ đã thổi bùng lên “ngọn lửa” quyết tâm trong cải cách thể chế để nâng cao năng lực cạnh tranh- yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của một nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt. Và ngọn lửa quyết tâm ấy đang lan rộng hơn, tác động mạnh mẽ hơn tới từng cấp, từng ngành.

Hà Chính

Top