• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Hàng loạt ngành nghề “thoát” điều kiện kinh doanh

09/09/2014 10:50 AM

(Chinhphu.vn) – Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu; kinh doanh phân bón vô cơ; kinh doanh rượu (giấy phép kinh doanh rượu); kinh doanh xuất khẩu gạo… dự kiến sẽ không còn điều kiện kinh doanh.

Hồ sơ dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) gửi tới hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 9/9 đã công bố kết quả rà soát các quy định hiện hành về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh và đầu tư, kinh doanh có điều kiện, cũng như đề xuất của cơ quan soạn thảo về vấn đề này.

Tại phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hồi tháng 8 vừa qua, cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải thừa nhận sự chậm trễ trong việc công bố danh mục dự kiến ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến sẽ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Trong khi để bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo tinh thần của Hiến pháp là “được làm những gì pháp luật không cấm”, thì nhiều ý kiến đều cho rằng danh mục trên là hết sức quan trọng và đây chính là “linh hồn” của dự Luật Đầu tư.

Dự kiến bãi bỏ 51 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Qua rà soát, hiện có 386 ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Trong hồ sơ gửi các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đề xuất bãi bỏ 51 ngành nghề.

Trong số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được đề xuất bãi bỏ, nhiều nhất là các ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng (15), Bộ Công Thương (11) và Bộ Giao thông vận tải (9).

Đáng chú ý có: dịch vụ logistics chủ yếu (đối với người Việt nam); kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu; dịch vụ vận chuyển LPG; kinh doanh phân bón (phân bón vô cơ); kinh doanh rượu (giấy phép kinh doanh rượu); kinh doanh xuất khẩu gạo; bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; đại lý internet (điểm truy nhập Internet công cộng); kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài…

Khác với danh mục cấm kinh doanh được quy định cứng, dự luật chỉ nêu tiêu chí xác định thế nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các hình thức thể hiện của điều kiện kinh doanh; giao Chính phủ định kỳ công bố danh mục cụ thể, sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự  thảo Luật cũng quy định: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải cụ thể, minh bạch, công khai và không làm cản trở quyền tự do kinh doanh. Thông tin về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Chỉ còn 11 ngành nghề cấm kinh doanh

Kết quả rà soát cho thấy hiện có 51 ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Cơ quan soạn thảo đề xuất Danh mục cấm đầu tư kinh doanh gồm 11 ngành, nghề (giảm 40 ngành nghề).

Trong dự thảo, các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được liệt kê ở điều 4, kèm theo một số phụ lục.

Dự kiến Danh mục cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại điều 4 Dự thảo như sau:

Điều 4. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:

a. Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, trừ trường hợp được Nhà nước đặt hàng;

b. Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này trừ việc sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c. Kinh doanh các loại hóa chất bảng 1 theo công ước quốc tế quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

d. Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo tín hiệu, pháo hỏa thuật theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ;

đ. Kinh doanh mại dâm;

e. Mua, bán người và các bộ phận cơ thể người;

g. Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, thuộc Phụ lục 1 công ước CITES và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm I theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

h. Các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

i. Kinh doanh các loại động vật biến đổi gien;

k. Kinh doanh văn hóa phẩm xâm phạm an ninh quốc gia, đạo đức xã hội;

l. Kinh doanh hàng giả, các mặt hàng độc hại xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người trừ các mặt hàng thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

2. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh khác chưa được quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các luật được ban hành sau khi Luật này có hiệu lực thi hành.

Hà Chính

Top