• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Hết thời tùy tiện hạn chế kinh doanh

20/08/2014 7:10 PM

(Chinhphu.vn) – Với việc ban hành danh mục cụ thể, việc cấm kinh doanh và đặt ra điều kiện kinh doanh sẽ đi vào khuôn khổ; trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước được xác định rõ ràng, công dân cũng sẽ dễ dàng tiếp cận các nội dung này.

Đây là quan điểm của LS Nguyễn Thị Vân, Trưởng phòng Pháp chế Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt tại buổi tọa đàm về quyền tự do kinh doanh do CLB Pháp chế doanh nghiệp (Bộ Tư pháp) tổ chức sáng 20/8. Không hẹn mà gặp, song nhiều đại biểu tại tọa đàm đều đề cập tới dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó nổi lên vấn đề về danh mục các ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Đang tồn tại hàng nghìn điều kiện kinh doanh được quy định tại nhiều văn bản pháp quy khác nhau

Trước đó, tại cuộc họp ngày 19/8 của Thường trực Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình rà soát, xây dựng Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Bộ đã đề xuất bãi bỏ hàng loạt ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Tại cuộc họp, ý kiến của các Bộ, ngành, ý kiến của các thành viên Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đều nhất trí với đề xuất, kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau kết quả rà soát, đánh giá.

Theo LS Nguyễn Thị Vân, hiện có quá nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện với nhiều giấy phép con và trong những năm qua, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp không ngừng gia tăng mức độ “không cụ thể, không rõ ràng, không hệ thống, không hợp lý, không minh bạch, không tiên liệu được, không hiệu quả  và không hiệu lực”.

Đại diện Công ty May 10 cũng cho rằng vướng mắc chính với doanh nghiệp để được hoạt động là những điều kiện kinh doanh, thể hiện qua các giấy phép con, trong khi các bộ ngành đều muốn giữ quyền cấp “giấy phép con”.

LS Nguyễn Thị Vân cho rằng dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi tuy tiếp tục quy định mang tính chất khung về các ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, song nội hàm của vấn đề đã được quy định chi tiết, cụ  thể hơn, rõ ràng hơn. Luật xác định rõ  các ngành nghề này chỉ được quy định trong luật, pháp lệnh, nghị định và giao Chính phủ ban hành danh mục cụ thể, định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá danh mục.

Đặc biệt, quy định không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xét về bản chất là sự thay đổi từ việc doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì đã đăng ký sang doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm như quy định tại Hiến pháp.

“Có những doanh nghiệp ngành nghề đăng ký kinh doanh dài cả chục trang, đây là thủ tục quá rườm rà”, LS này nhận xét.

Với các thay đổi trên trong dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Vân cho rằng môi trường kinh doanh sẽ thuận lợi, minh bạch, thông thoáng và công bằng hơn, doanh nghiệp sẽ thực sự  là công cụ kinh doanh rẻ hơn và an toàn hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút, huy động các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh.

Cùng quan điểm tương tự, bà Vũ Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Vinablock cho rằng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng với bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Trong đó, việc xác lập những lĩnh vực cấm hoặc kinh doanh có điều kiện là một hoạt động mang nặng tính chất quản lý nhà nước, song lại có ý nghĩa rất to lớn đối với việc xác lập quyền tự do kinh doanh.

“Việc Nhà nước buộc các nhà đầu tư  phải giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động kinh doanh mà họ đã thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể, do trước đó không có những quy định rõ ràng về cấm hay hạn chế, sẽ gây tổn thất to lớn cho họ, làm cho họ mất niềm tin vào sự bảo đảm quyền tự do kinh doanh từ phía Nhà nước”, bà Hoa phân tích.

Phát biểu tại tọa đàm, TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết ông đánh giá cao “tinh thần đổi mới rất mạnh” của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ đang chủ trì soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Theo ông Đinh Xuân Thảo, trong quyền tự do kinh doanh thì điều quan trọng nhất là phải “giải mã” cho được câu hỏi đâu là ngành nghề mà pháp luật không cấm, đâu là ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Đây cũng là nội dung “vướng nhất” khi xây dựng Luật Doanh nghiệp sửa đổi và theo vị Viện trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rõ ràng muốn tạo điều kiện “hết cỡ” cho doanh nghiệp và doanh nhân.

Hà Chính

Top