• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Hỗ trợ cái doanh nghiệp cần, chứ không phải cái Nhà nước có

17/07/2017 11:21 AM

(Chinhphu.vn) – Cơ quan quản lý cho rằng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ đi vào cuộc sống vì hỗ trợ xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ cái mà doanh nghiệp cần, chứ không phải cái Nhà nước có.

Luật Hỗ trợ DNNVV thay đổi quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp. - Ảnh minh họa

Cụ thể, ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết quan điểm, cách thức hỗ trợ theo Luật trên đã có thay đổi so với trước đây.

Hỗ trợ theo quan điểm thị trường

Đó là việc hỗ trợ phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân khiến trước đây việc hỗ trợ không hiệu quả, không thu hút được sự quan tâm của DNNVV là hỗ trợ những gì Nhà nước có, mà không phải cái doanh nghiệp cần.

Vì vậy, các nội dung, biện pháp hỗ trợ trong Luật được thiết kế dựa trên khảo sát các nhu cầu của DNNVV nhằm đáp ứng tốt hơn cho doanh nghiệp phát triển về chất lượng và quy mô.

Báo Đầu tư dẫn lời ông Hùng khẳng định một số dịch vụ mà thị trường làm tốt, cung cấp khá đa dạng như đào tạo, tư vấn thuế, kế toán, thông tin… thì Nhà nước không cần hỗ trợ hoặc tham gia. Luật cũng thể hiện quan điểm thị trường trong hỗ trợ DNNVV, chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng và có tiềm năng phát triển tốt nhất trong điều kiện nguồn lực hạn chế, không hỗ trợ tất cả doanh nghiệp. 

Thứ hai, là thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ vì các cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV như hiện nay chưa hẳn đã hiệu quả. Theo đó, việc sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước cho DNNVV thông qua cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp không giao tổ chức sự nghiệp nhà nước cung cấp như hiện nay, mà sẽ đấu thầu lựa chọn tổ chức cung cấp dich vụ đủ điều kiện trên thị trường để cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Luật cũng khẳng định sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ DNNVV. Đáng lưu ý, Luật đã chuyển doanh nghiệp từ đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ, tiến tới là đối tác cùng phối hợp triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ DNNVV.

Đáng lưu ý là, Luật Hỗ trợ DNNVV được thiết kế không chỉ cho đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước, mà còn nhằm mục đích tạo khung pháp lý để khuyến khích các tổ chức ngoài nhà nước tham gia hỗ trợ phát triển DNNVV.

Được biết, để đưa Luật Hỗ trợ DNNVV vào cuộc sống, từ nay đến cuối năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xây dựng 4 nghị định hướng dẫn, trong đó có Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định hướng dẫn về Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và Nghị định hướng dẫn về Quỹ Phát triển DNNVV. Còn Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định hướng dẫn về Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Chính sách tốt là cách hỗ trợ tốt nhất

Trong khi đó, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay môi trường kinh doanh đã có chuyển biến, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp cũng giảm bớt nhờ những cải cách trong chính sách thuế.

Các chính sách của Chính phủ cũng tập trung hướng đến đối tượng DNNVV thay vì chỉ tập trung vào khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước như trước.

Từ việc phải báo cáo hàng tháng đến nay doanh nghiệp chỉ còn khai thuế hàng quý và tiến tới với những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ còn phải khai thuế hàng năm hoặc nửa năm một lần.

Theo ông Tuấn, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Chỉ thị 20…

“Dù gì các chính sách trên cũng tạo ra bước tiến, hành lang pháp lý để phát triển đối tượng DNNVV - nhóm doanh nghiệp mà trước đây không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia coi là nhỏ, yếu”, ông Tuấn nói trên Tuổi Trẻ.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho biết nhiều doanh nghiệp cho rằng điều quan trọng nhất là cơ quan quản lý chỉ cần tạo chính sách tốt, tạo điều kiện cho các thủ tục nhanh gọn, thì đó đã là cách hỗ trợ tốt nhất.

“Các chính sách hỗ trợ phải tốt. Cái tốt ở đây là tốt trên thực tế chứ không phải tốt trên văn bản, tốt trên quy định. Nhiều người từng nói đùa là khoảng cách lớn nhất tại Việt Nam không phải là từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà khoảng cách dài nhất là 'từ miệng đến tay', nghĩa là từ lời nói đến việc làm, từ chính sách đến thực tế. Hiện nay đúng là khoảng cách này rất lớn", ông Tuấn nói.

Đồng thời ông cũng lưu ý rằng việc khuyến khích các hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là tốt nhưng chạy theo thành tích quá là không nên.

“Ép hộ kinh doanh lên doanh nghiệp mà không theo tín hiệu, theo hiệu quả kinh doanh thì không mang lại mục tiêu bền vững”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thanh Hằng

Top