• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Kết nối cung - cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất lúa gạo

13/11/2021 2:17 PM

(Chinhphu.vn) - Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các vụ lúa ở khu vực phía nam như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu có thể sản xuất ra khoảng 21 triệu tấn lúa gạo, chiếm 50% lượng lúa gạo cả nước. Tuy nhiên, năm nay giá vật tư tăng cao nên rất khó khăn để có giá thành sản xuất thấp. Vì vậy cần có giải pháp cho vấn đề này.

Theo sát lịch thời vụ, phối hợp các mô hình liên kết và các giải pháp tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho người nông dân - Ảnh minh hoạ

Đây là thông tin Tổ công tác đặc biệt tại phía nam của Bộ NN&PTNT nêu tại diễn đàn trực tuyến “Kết nối nông sản với nội dung kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân phía nam” ngày 13/11.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết việc triển khai sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2021 tại các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được tiến hành sớm và có nhiều giải pháp thích ứng với tình hình dự báo lũ rất thấp ở khu vực này. Đến nay, các tỉnh Nam Bộ cơ bản đạt được kế hoạch đề ra trong sản xuất vụ Thu Đông và vụ Mùa năm 2021

Theo ông Tùng, những yếu tố quyết định đến giá thành của nông sản ĐBSCL vẫn là vốn, vật tư đầu vào và lao động. Nếu làm tốt khâu giống thì sẽ giảm được vật tư đầu vào. ĐBSCL hiện mới xuống giống được 300.000ha/1,5 triệu ha, do đó sắp tới nhu cầu giống khá lớn. Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương tính toán số liệu chi tiết đến từng cánh đồng để có kế hoạch hỗ trợ.

Có một thực tế là việc sử dụng giống gieo sạ  và vật tư đầu vào như phân bón, giống tại ĐBSCL vẫn còn ở mức rất cao, trung bình 150kg/ha, nhiều nơi trên 200kg/ha. Việc sử dụng vật tư đầu vào không hợp lý làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, trong khi sản phẩm sẽ không đảm bảo yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường.

Chia sẻ về việc liên kết để giảm chi phí sản xuất, ông Nguyễn Hữu Tho, Tập đoàn Lộc Trời, cho biết hiện nay Tập đoàn đang triển khai mô hình liên kết tiêu thụ tại ĐBSCL. Theo đó, Tập đoàn bao toàn bộ chi phí đầu vào sản xuất cho người dân và cam kết mức lợi nhuận cố định. Tập đoàn cam kết hết năm 2021, sẽ không tăng giá vật tư nông nghiệp.

Đại diện cho đơn vị cung cấp giống cây trồng, ông Nguyễn Quốc Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam cho biết, Công ty đang cung cấp nhiều loại giống lúa, rau đậu cho bà con khu vực phía nam. Tuy nhiên, việc giống giả vẫn xuất hiện trên thị trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần xem xét và có giải pháp xử lý vì các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được việc này.

Tại diễn đàn, bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng Phòng Vi sinh nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) có công nghệ rất đáng chú ý đó là dùng men vi sinh xử lý rơm rạ, có thể giảm 50% phân bón hoá học.

Theo bà Hồng, giải pháp này được VNUA triển khai diện rộng tại các mô hình ở cả 3 miền Bắc Trung Nam với quy mô trên 50ha (50ha tại An Giang, 120ha tại Thanh Hóa, 160ha tại Thái Nguyên). Kết quả cho thấy, phân hóa học tổng hợp giảm từ 30%-50% tùy lượng rơm rạ để lại trên đồng. Thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm được 30%-50%  tùy thói quen phun phòng sâu bệnh của địa phương. Đặc biệt, tại Ninh Bình hay Hải Dương đã không còn phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Nghiên cứu thực tế trên các diện tích này cũng cho thấy giá bán lúa đã cao hơn, chất lượng hương và vị hạt gạo tăng rõ rệt, chất lượng đất tốt, sức khỏe cây trồng tốt và xanh lá đến khi thu hoạch…

Cũng tại diễn đàn, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) khuyến cáo các địa phương cần bám sát khung thời vụ vụ Đông Xuân vào khoảng tháng 11 và tháng 12/2021, tuyệt đối không gieo sạ trong tháng 1/2022.

Đỗ Hương

Top