- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp bền vững
(Chinhphu.vn) - Việt Nam đã có một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, để thật sự xây dựng nền công nghiệp vững mạnh, Việt Nam cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Đặc biệt, khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu khi thực thi các cam kết thương mại tự do, chúng ta cần tận dụng tốt hơn những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ông Nguyễn Đức Hiển: Cạnh tranh toàn cầu của công nghiệp Việt Nam đã tăng lên. Ảnh:VGP. |
Lên 16 bậc trong bảng năng lực cạnh tranh trong 5 năm
Theo ông Nguyễn Đức Hiển, năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam bước đầu đã tăng lên, phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu. Từ một quốc gia kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cải thiện và được đánh giá cao.
Việt Nam trở thành đối tác hợp tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành khai khoáng, tăng nhanh tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
Đáng chú ý, một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, chiếm vị trí vững chắc trên thị trường thế giới; năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng lên (theo UNIDO, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019), phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VGP |
“Báo cáo cạnh tranh công nghiệp của UNIDO đã đưa Việt Nam từ nhóm ‘các nền kinh tế đang phát triển’ lên nhóm ‘các nền kinh tế công nghiệp mới nổi’, thể hiện năng lực cạnh tranh công nghiệp đã được cải thiện đáng kể”, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định.
Bên cạnh những kết quả bước đầu, đại diện Bộ Công Thương cũng thừa nhận, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn vừa qua vẫn còn gặp những khó khăn. Cụ thể, nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, năng lực cạnh tranh của DN công nghiệp trong nước chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra trong nước còn thấp, nền công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài (vốn, phụ tùng, linh kiện).
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, những điểm nghẽn trên trước hết là do thiếu khung pháp lý, cơ chế chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ và hấp dẫn để có thể hỗ trợ các DN công nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, lớn mạnh để trở thành động lực quan trọng cho phát triển đất nước; thiếu tính liên kết giữa khu vực DN trong nước với khu vực FDI và thị trường thế giới để có thể tận dụng cơ hội tiếp cận chuyển giao công nghệ, tiếp cận với các phương pháp quản trị sản xuất hiện đại, hiệu quả.
Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2025, tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt 25%, và đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Mục tiêu đặt ra cho năm 2025 khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.
Hội thảo “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ảnh: VGP |
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, cần có tư duy và tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có nhiều vấn đề lớn đặt ra, như việc phục hồi kinh tế sau đại dịch, cũng như cách thức để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực cũng phải thay đổi khi Việt Nam tham gia các FTA.
Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần khẩn trương khắc các điểm yếu, trong đó dễ thấy nhất là vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu, đổi mới khoa học công nghệ vẫn chưa thành động lực phát triển phổ biến. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và bền vững nếu Việt Nam quyết tâm đổi mới tư duy và xây dựng được chiến lược phát triển rút ngắn phù hợp.
“Một trong những nhiệm vụ then chốt được Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là ‘đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo'", ông Nguyễn Đức Hiển nói.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất để trở thành động lực nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Quan trọng phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt trong xu thế phát triển công nghiệp toàn cầu, nhưng cũng phải phù hợp với hiện trạng phát triển và nền tảng công nghiệp trong nước.
Trong thời gian tới, định hướng chiến lược của Bộ Công Thương sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo động lực cho phát triển công nghiệp bền vững, giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp.
Thứ hai, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh.
Thứ ba, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN công nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, với nhu cầu DN công nghiệp trong nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong DN công nghiệp hướng đến mô hình nhà máy thông minh. Phát triển DN công nghiệp tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng cho phát triển đất nước.
Thứ tư, tăng cường liên kết giữa DN trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các FTA, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm đưa DN công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tiếp tục chuỗi các sự kiện, chiều 9/11, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì tổ chức hội thảo chuyên đề thứ hai với chủ đề “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo kết quả nghiên cứu của CSIRO-Australia và Bộ KH&CN vừa công bố cho thấy, chỉ một phần nhỏ DN Việt Nam tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo. Tỉ lệ DN có nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các ngành sản xuất còn thấp. |
Huy Thắng
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều