• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Không nên dùng 'giấy phép con' để chống hỗn loạn thị trường gạo

07/03/2017 2:09 PM

(Chinhphu.vn) - Vấn đề phá vỡ cam kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận khác chứ không phải là can thiệp hành chính vào thị trường bằng điều kiện kinh doanh.

Sự thiếu vắng một thiết chế tư pháp hiệu quả, rốt cuộc đã trở thành yếu tố cản trở sự phát triển theo xu hướng chuyên nghiệp của thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo nói riêng.

Những động thái mới từ Bộ Công Thương trong việc sửa các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng gỡ bỏ những rào cản vô lý tạo ra sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là những tín hiệu tích cực cho thị trường xuất khẩu gạo.

Nhưng trong dài hạn, muốn phát triển bền vững thị trường gạo nói riêng và thị trường nông sản nói chung, một yếu tố thể chế quan trọng nữa cần phải được cải cách, đó là hệ thống tòa án và các thiết chế giải quyết tranh chấp thương mại.

Một trong những “căn cứ” được viện dẫn chủ yếu cho việc đặt ra các điều kiện kinh doanh, hạn chế SMEs tham gia thị trường, đó là những lo ngại về việc “doanh nghiệp gây hỗn loạn thị trường”.

Logic cho lập luận này là: nhiều SMEs tham gia thị trường, tranh mua nguyên liệu xuất khẩu, khiến người sản xuất phá vỡ cam kết từ trước để bán cho doanh nghiệp khác với giá cao hơn, gây hỗn loạn thị trường trong ngắn hạn.

Đây là những lo ngại xác đáng. Trên thực tế nó đã xảy ra và cũng đang xảy ra với nhiều ngành hàng nông sản khác, chứ không riêng gì gạo. Tuy nhiên, vấn đề phá vỡ cam kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận khác chứ không phải là can thiệp hành chính vào thị trường bằng điều kiện kinh doanh.

Vi phạm cam kết hợp đồng mua bán nông sản và hệ quả với thị trường

Các thỏa thuận mua bán giữa người sản xuất, mà đa phần là nông dân sản xuất nhỏ, với doanh nghiệp là một hợp đồng kinh tế. Vì thế, khi một bên giao kết vi phạm các điều khoản hợp đồng, bên vi phạm có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.

Về nguyên tắc, nếu người trồng lúa đã ký hợp đồng bán lúa cho doanh nghiệp với giá cam kết nhưng lại đem lúa đó bán cho bên khác (vì giá bán cao hơn, chẳng hạn) tức là người đó đã phá vỡ hợp đồng, sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua. Ở chiều ngược lại, nếu doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua sản phẩm của người nông dân với giá cam kết mà không thực hiện, doanh nghiệp cũng vi phạm hợp đồng.

Gỡ bỏ những rào cản tạo môi trường độc quyền cho doanh nghiệp lớn mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Để các bên tham gia thị trường hành xử chuyên nghiệp, tôn trọng và bảo vệ lợi ích lâu dài của nhau, cần đến cả những thiết chế tư pháp hiệu quả.

Tuy nhiên, trong các khảo sát thực tế của người viết, cũng như quan sát qua báo chí, có hai vấn đề trong quan hệ mua bán ở đây. Thứ nhất, việc giao kết hợp đồng bằng giấy tờ chưa phải là hành vi phổ biến của các bên. Thứ hai, kể cả khi có hợp đồng thì tình trạng vi phạm hợp đồng xảy ra rất thường xuyên. Và khi vi phạm hợp đồng, ít thấy trường hợp nào mà bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại, dù đó là doanh nghiệp hay người sản xuất.

Hệ quả của việc vi phạm hợp đồng mà không bị trừng phạt là doanh nghiệp, nếu giá thị trường tại thời điểm mua thấp hơn cam kết ban đầu, sẵn sàng ép giá nông dân, vi phạm cam kết giá ban đầu. Và ngược lại, với người nông dân, nếu giá thị trường cao hơn, họ cũng sẵn sàng phá hợp đồng, bán cho bên khác trả giá cao hơn. Chuyện “mua tranh, bán cướp”, chạy theo lợi ích ngắn hạn cũng vì thế mặc nhiên diễn ra. Kết quả là thị trường hỗn loạn, cả người sản xuất lẫn bên mua đều chịu thiệt hại.

Trên thị trường nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp có cung cách làm ăn chuyên nghiệp tham gia ngày càng nhiều hơn. Nhưng với quy mô vùng nguyên liệu thường là hạn chế, hầu hết doanh nghiệp không tự chủ hoàn toàn nguyên liệu mà cần mua bổ sung. Họ chú trọng đến việc giao kết hợp đồng với người sản xuất nhỏ lẻ trong vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, chuyện nông dân cam kết bán, rồi không bán vẫn diễn ra phổ biến. Và doanh nghiệp vẫn phải chịu thiệt hại, bởi việc chế tài vi phạm vượt ra ngoài khả năng của họ.

Hệ thống tư pháp

Hệ thống tư pháp kém phát triển là yếu tố căn bản khiến vấn đề này chưa có những thay đổi tích cực trong suốt thời gian qua. Khi xảy ra tranh chấp, các bên thường không tìm đến tòa hoặc một thiết chế giải quyết tranh chấp thương mại để giải quyết.

Lý do được viện dẫn khá nhiều: trong khi giá trị hợp đồng nhỏ, thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp tại tòa có khi còn lớn hơn giá trị bồi thường nhận về. Rồi nữa, kể cả khi tòa xử bên vi phạm bồi thường, việc thi hành án thường kéo dài, và chưa chắc cơ quan thi hành án đã thực hiện được thành công phán quyết của bản án. Sự thiếu vắng một thiết chế tư pháp hiệu quả, rốt cuộc đã trở thành yếu tố cản trở sự phát triển theo xu hướng chuyên nghiệp của thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo nói riêng.

Gỡ bỏ những rào cản tạo môi trường độc quyền cho doanh nghiệp lớn mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Để các bên tham gia thị trường hành xử chuyên nghiệp, tôn trọng và bảo vệ lợi ích lâu dài của nhau, cần đến cả những thiết chế tư pháp hiệu quả.

Đáng tiếc, hệ thống tư pháp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách kinh tế trong suốt giai đoạn vừa qua.

Điều đó góp phần tạo ra một vòng luẩn quẩn: vì thiếu thiết chế tư pháp, những quan hệ dân sự - kinh tế bị rối loạn mà không khắc phục được (dẫn đến những rối loạn của thị trường trong ngắn hạn). Điều đó rốt cuộc lại tạo căn cứ cho “cơ quan quản lý” viện dẫn lý lẽ phải can thiệp bằng hành chính: đặt ra các điều kiện kinh doanh. Mà hệ quả của điều kiện kinh doanh là giấy phép, là xin - cho và làm méo mó thêm thị trường.

Cải cách và hoàn thiện hệ thống thị trường lâu nay đang thiếu quan tâm đến một mảnh ghép quan trọng - hệ thống tòa án, thiết chế giải quyết tranh chấp thương mại. Đổi mới hệ thống tư pháp, do đó là yêu cầu bức thiết khi đi vào chiều sâu của kinh tế thị trường. Bởi không chỉ riêng thị trường lúa gạo, mọi loại thị trường khác không thể vận hành hiệu quả nếu thiếu hệ thống tư pháp mạnh và hiệu quả.

Nguyễn Quang Đồng
Theo TBKTSG

* Tiêu đề do tòa soạn đặt

Top