- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Kiến tạo phát triển không thể chỉ bằng ý chí
(Chinhphu.vn) – Việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển không thể chỉ đơn thuần bằng ý chí hay quyết tâm, mà phải bằng việc sửa đổi từng chính sách, từng quy định cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở các bộ ngành.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một buổi làm việc với các bộ ngành về cải cách thủ tục hành chính. |
Tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2015 vừa diễn ra, hàng loạt vướng mắc cụ thể về chính sách đã được đặt lên bàn làm việc của Chính phủ. Một ví dụ là vấn đề “mẫu tàu” liên quan đến việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
Thực hiện Nghị định 67, Bộ NN-PTNT đã ban hành 21 mẫu tàu vỏ sắt. Nhưng phần lớn ngư dân cho rằng, những mẫu tàu này chưa thật sự phù hợp yêu cầu thực tiễn sản xuất. Do đó, nếu muốn đóng mới tàu vỏ thép, ngư dân phải thay đổi thiết kế. Còn muốn đóng tàu vỏ gỗ thì chưa có mẫu tàu chuẩn. Cuối cùng, nhiều ngư dân phải xin rút khỏi danh sách đăng ký vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ NNPTNT phải sửa đổi quy định nói trên, bởi điều quan trọng nhất là tàu được đăng kiểm an toàn, còn việc tàu đóng theo mẫu nào thì hãy để người dân lựa chọn. “Không làm thay dân được đâu”, Thủ tướng nhắc nhở.
Cũng tại phiên họp này, Chính phủ còn đưa ra hướng giải quyết cụ thể với cho hàng loạt vướng mắc khác trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, thị thực cho khách du lịch nước ngoài hay vấn đề tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay của chủ đầu tư đối với các dự án BT…
Lâu nay, các cấp các ngành đã nói rất nhiều đến việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cho phát triển. Nhưng trên thực tế, những khó khăn, vướng mắc đó không bao giờ là chung chung mà luôn tồn tại dưới những quy định rất cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Đôi khi, những quy định tưởng chừng rất nhỏ lại có thể làm chững lại cả một chính sách vốn hết sức cần thiết, mà câu chuyện “mẫu tàu” chỉ là một ví dụ.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải thường xuyên rà soát lại từng thủ tục, từng văn bản, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phải đi vào từng vấn đề, từng quy định cụ thể. “Cái gì đặt ra mà vướng, khổ cho dân, doanh nghiệp thì các đồng chí kiến nghị ra Chính phủ, tập thể Chính phủ bàn và quyết định, có lợi cho người dân, cho sự phát triển của đất nước thì chúng ta phải làm”, Thủ tướng nói.
Thời gian vừa qua, chỉ đạo quyết liệt việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhiều lần nhắc nhở các bộ ngành tại các cuộc làm việc rằng “vướng mắc chủ yếu là do chính quy định của chúng ta và việc tháo gỡ nằm hoàn toàn trong tay chúng ta, ở các đồng chí ngồi đây”. Đích thân người đứng đầu Chính phủ cũng đã làm việc trực tiếp với nhiều bộ ngành, thậm chí có những cuộc làm việc “vượt cấp” xuống cả cấp tổng cục để tháo gỡ từng “nút thắt” về cơ chế, chính sách.
Thủ tướng đánh giá rất cao Bộ Tài chính như một điển hình của cách làm này trong cải cách thủ tục thuế. Chỉ trong một thời gian ngắn, Bộ này đã rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành về thuế, qua đó sửa đổi và kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi 6 luật, 4 nghị định và 7 thông tư, qua đó giảm 370 giờ nộp thuế mỗi năm cho doanh nghiệp.
Thủ tướng từng nhấn mạnh quan điểm Nhà nước phải làm tốt vai trò kiến tạo phát triển, Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp. Suốt thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành đã nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ đó. Nhưng, đúng như lời nhắc nhở của Thủ tướng, quyết tâm hay ý chí là chưa đủ để thực hiện được nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức nặng nề này.
Suy cho cùng, hiệu quả của cải cách phải từ việc bãi bỏ, sửa đổi những quy định cụ thể đang hàng ngày hàng giờ làm khó doanh nghiệp và người dân. Điều đó thật không dễ dàng gì và đòi hỏi trách nhiệm rất lớn từ các bộ ngành, nhưng chúng ta không còn cách nào khác nếu muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Hà Chính
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều