• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Lại một dự thảo có nguy cơ tạo độc quyền

14/10/2015 11:31 AM

Bộ Y tế, bằng dự thảo Nghị định quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT), đang dựng lên những giấy phép con “trói tay” doanh nghiệp.

Nếu thực hiện theo quy định của dự thảo Nghị định quản lý trang thiết bị y tế thì dễ dẫn đến nguy cơ độc quyền trong việc nhập khẩu, khiến giá trang thiết bị y tế có thể tăng cao và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng
Cuối tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không đồng tình với nội dung tờ trình của Bộ Y tế về dự thảo Nghị định quản lý TTBYT. Lý do là nội dung trong văn bản mang nặng tính thủ tục hành chính, có quá nhiều điều kiện, gây khó cho sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu TTBYT.

Nhiều điều trong dự thảo này sẽ tác động rất lớn đến thị trường TTBYT mà nếu ban hành thì nói như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là “doanh nghiệp không thể cựa quậy” được. Thị trường kinh doanh TTBYT lậu sẽ có nhiều đất sống hơn, chưa kể nhiều loại phí, lệ phí bất hợp lý sẽ được khôi phục.

Một trong những điều đáng quan ngại nhất là điều kiện xuất nhập khẩu TTBYT. Điều 45 dự thảo quy định: “Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số đăng ký lưu hành phải đáp ứng điều kiện: là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành”. Theo đó, chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu TTBYT phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho Bộ Y tế và cơ quan hải quan.

Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu TTBYT vào Việt Nam thì phải hoặc là đơn vị đứng tên trên giấy phép lưu hành hoặc là đơn vị được chủ sở hữu giấy phép lưu hành ủy quyền phân phối.

Khi đọc điều này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu TTBYT hiểu rằng họ cần thêm một “giấy phép con” mới. Hiện nay, điều kiện nhập khẩu TTBYT thực hiện theo Nghị định số 12/2006 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thương mại về mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán với nước ngoài, không phân biệt đối xử. Chỉ cần có giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp được nhập khẩu và chịu trách nhiệm về sản phẩm nhập khẩu. Nếu thực hiện theo quy định của dự thảo này thì dễ dẫn đến nguy cơ độc quyền trong việc nhập khẩu TTBYT, khiến giá TTBYT có thể tăng cao và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Trong một phân tích được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý kiến gửi Bộ Y tế hồi tháng 12/2014, VCCI đã đề nghị bộ bỏ điều khoản này vì việc đòi hỏi giấy tờ ủy quyền thực chất là điều kiện kinh doanh mới mà đơn vị nhập khẩu phải đáp ứng. Mặt khác nó có thể vi phạm Luật Cạnh tranh vì hạn chế cạnh tranh. Cho dù mục đích quy định này của Bộ Y tế là ngăn chặn việc nhập khẩu, lưu hành các TTBYT trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường nhưng nó chỉ mang tính hành chính mà không thể ràng buộc trách nhiệm của chủ sở hữu, nhà phân phối nước ngoài hay nhà nhập khẩu ủy quyền và độc quyền tại Việt Nam khi có sự cố xảy ra.

Lấy ví dụ, hiện doanh nghiệp A tại Mỹ đang sản xuất và cung ứng ra thị trường một sản phẩm. Giá bán tại Mỹ tương đối rẻ vì sản phẩm này phải cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại của các hãng khác và nhiều doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam dễ dàng lựa chọn nguồn cung cấp sản phẩm từ Mỹ với giá cạnh tranh. Nay, nếu chiếu theo dự thảo thì doanh nghiệp A ủy quyền cho doanh nghiệp B tại Việt Nam đăng ký lưu hành và cung ứng sản phẩm. Giá bán sản phẩm đó tại thị trường Việt Nam sẽ rất cao do B được hưởng vị trí độc quyền. Doanh nghiệp C tại Việt Nam nhận thấy có thể mua chính sản phẩm đó tại Mỹ với giá rẻ, nhập về Việt Nam và bán ra thị trường với giá thấp hơn B mà không thể nhập được. Hậu quả là tới đây, có thể người tiêu dùng hoặc các bệnh viện Việt Nam sẽ phải mua nhiều TTBYT với giá cao.

Điều kiện nhập khẩu trong điều 45 của dự thảo này không khác gì quy định của Bộ Công Thương (Thông tư 20/2011) cách đây bốn năm về điều kiện nhập khẩu ô tô dưới chín chỗ ngồi phải có giấy ủy quyền chính hãng được hợp pháp hóa lãnh sự và áp dụng ngay sau khi Thông tư 20 có hiệu lực 45 ngày. Ngay khi vừa được ban hành, Thông tư 20 đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ do mở cửa cho các nhà nhập khẩu là liên doanh, các nhà sản xuất lớn có cơ sở đặt tại Việt Nam mà hạn chế quyền nhập khẩu của 50 cơ sở nhập khẩu là các doanh nghiệp, salon ô tô có quy mô nhỏ hơn trên cả nước. Ngay cả Tổng cục Hải quan, chỉ sau đó vài tháng, cũng đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương dỡ bỏ quy định này. Và Bộ Công Thương sau đó đã phải dần dỡ bỏ.

Cách đây vài năm, công luận xôn xao về một dự thảo quy định của Bộ Y tế, được diễn nôm là “ngực lép không được đi xe máy”. Dự thảo quy định này không trở thành hiện thực nhưng nó trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi nhắc tới những quy định mà Bộ Y tế soạn thảo.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tỏ ra không đồng tình với dự thảo Bộ Y tế vừa trình vì những khó khăn nó sẽ gây ra cho sản xuất, nhập khẩu và sử dụng TTBYT.

Đó là chưa kể nó sẽ không thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Ví dụ như trái với quy định của Luật Đầu tư. Dự thảo còn cho phép sản xuất TTBYT là hoạt động được ưu đãi đầu tư trong khi Luật Đầu tư không quy định sản xuất TTBYT được hưởng ưu đãi. Hay dự thảo Luật Phí, lệ phí bãi bỏ hàng chục khoản phí và lệ phí nhưng Bộ Y tế lại đưa thêm một số loại phí cấp mới, gia hạn sổ lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định TTBYT… vào dự thảo này.

Ngọc Lan
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
*Tiêu đề do tòa soạn đặt

Top