• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Lần đầu tiên quy định thoáng với kế toán DN siêu nhỏ

10/10/2017 10:38 AM

(Chinhphu.vn) - Một trong những lý do khiến hộ kinh doanh ngán ngại chuyển đổi lên doanh nghiệp là phải áp dụng chế độ kế toán chuẩn mực.

Trong ảnh: Các doanh nghiệp, cá nhân được tư vấn ở Cục Thuế TPHCM, đơn vị đang có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo cả hai phương án có trong hai dự thảo thông tư về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến thì các doanh nghiệp này được phép bố trí người phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải có kế toán trưởng, người thân của ban lãnh đạo công ty cũng không bị cấm làm kế toán như lâu nay...

Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính đưa ra những phương án cụ thể về chế độ kế toán cho đối tượng doanh nghiệp này. Lâu nay, các doanh nghiệp thực hiện chung một chế độ kế toán với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài việc không bắt buộc phải có kế toán trưởng, những đối tượng là người thân của ban lãnh đạo công ty siêu nhỏ (gồm người đại diện theo pháp luật, giám đốc, phó giám đốc, người phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng) như cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; anh chị em ruột không bị cấm làm kế toán như lâu nay.

Thậm chí, người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ hoặc người được giao thường xuyên mua, bán tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được bố trí làm kế toán.

Ngoài ra, các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có quyền thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán.

Những đề xuất này được đánh giá là có tính chất mở và nếu đưa vào áp dụng sẽ giải quyết được điểm nghẽn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh bấy lâu nay. Theo đó, một trong những lý do khiến hộ kinh doanh ngán ngại chuyển đổi lên doanh nghiệp là phải áp dụng chế độ kế toán chuẩn mực. Trong đó, có khá nhiều yêu cầu bắt buộc khiến họ phải đầu tư bài bản, khác với cách làm vốn có. Trong khi đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng cảm thấy khó đáp ứng các điều kiện cũng như có những yêu cầu không thực sự phù hợp, tương thích với họ trong quá trình vận hành.

Trước đề xuất này, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã có nhiều lần đề cập về việc sẽ tìm ra các phương án về chế độ kế toán đặc biệt theo tinh thần đơn giản, dễ áp dụng nhất cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

Bên cạnh các điều kiện mở về người làm kế toán, Bộ Tài chính cũng đề xuất thêm nhiều quy định khác theo tinh thần giảm bớt các thủ tục cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Nếu được thông qua thì doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được áp dụng chế độ kế toán riêng này từ đầu năm sau, 2018.

Minh Tâm
Theo TBKTSG

Top