• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Làn sóng mới FDI khẳng định kết quả cải cách”

01/01/2015 8:19 AM

(Chinhphu.vn) – GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẵn sàng “cá cược với tất cả mọi người rằng về một làn sóng FDI mới”.

GS Nguyễn Mại - Ảnh: Báo Đầu tư
Trao đổi với Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia trước thềm năm mới, GS Nguyễn Mại – người từng tham gia “tổ đặc nhiệm” để kéo dự án của Intel, dự án tầm cỡ tỷ USD đầu tiên, vào nước ta – không giấu được niềm hứng khởi.

Nhìn lại năm 2014, ông Mại trước hết nhắc đến Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng, với những nhận định rất đúng đắn trong bối cảnh những động lực tăng trưởng được xác lập từ khi đổi mới “đã gần như cạn” và Việt Nam phải tìm hướng mới để phát triển.

Để rồi những tư tưởng rất mới mẻ đó đã được cụ thể hóa trong hàng loạt luật mới mà Chính phủ trình ra trước Quốc hội, như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… “Đó là cái rõ thấy nhất”, ông Mại nói.

Mặt khác, trong cải thiện môi trường kinh doanh cũng như trong chỉ đạo điều hành nói chung, Chính phủ  đã có cách tiếp cận, cách tư duy rất mới. “Theo như tôi được biết thì để đi đến cách tiếp cận này cũng phải trải qua những “đấu tranh rất gay go”, nhưng cuối cùng Thủ tướng “đã quyết định lựa chọn cái mới”, ông Mại cho hay.

Cụ thể, chúng ta tiếp cận những thông lệ tốt của thế giới, theo chuẩn mực thế giới, chẳng hạn hải quan thì lấy chuẩn ASEAN6. Và thứ hai là đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Chẳng hạn, người đứng đầu mà chậm cổ phần hóa thì nghỉ việc.  “Mong muốn của nhiều người là làm sao cách tiếp cận đó trở thành thói quen trong điều hành không chỉ của Chính phủ, của Thủ tướng mà các bộ ngành, địa phương cũng phải như vậy”.

Vậy đánh giá thế nào về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam sau một năm cải cách quyết liệt như vậy?

Ông Mại cho rằng dư luận trong và ngoài nước đều ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ. “Báo chí quốc tế, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại Việt Nam đều đánh giá tương đối thống nhất về những nỗ lực đó. Tất nhiên họ còn yêu cầu cao hơn nữa nhưng đều thừa nhận Việt Nam đã có cố gắng lớn”.

Cách thứ hai để đánh giá môi trường đầu tư là dựa vào kết quả. Khẳng định một làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2014, ông Nguyễn Mại nhắc đến việc Samsung đã tăng số vốn đầu tư tại Việt Nam từ 650 triệu USD (năm 2007) lên tổng cộng hơn 11 tỷ USD, gấp 20 lần, phần lớn số vốn tăng thêm là trong năm 2014.

Còn Microsoft sau khi mua lại Nokia cũng đã quyết định chuyển toàn bộ một nhà máy từ châu Âu sang Việt Nam để biến Việt Nam thành một “cứ điểm” xuất khẩu điện thoại. Hành động của Microsoft đã đưa số vốn đầu tư của Nokia tại Việt Nam từ 150 triệu USD (năm 2007) lên khoảng 1,5 tỷ USD, gấp khoảng 10 lần.

Đó là chưa kể các “ông lớn” khác như Intel, Canon, Panasonic… “Họ đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam khác trước rất nhiều”.

Vị GS đặc biệt ấn tượng với những hành động kịp thời của Chính phủ trước từng vụ việc cụ thể.

“Nếu như không có quyết định rất sáng suốt của Thủ tướng là dừng hiệu lực thi hành Thông tư 20 của Bộ Khoa học và Công nghệ về nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, thì chắc chắn Microsoft sẽ không dời nhà máy kia sang Việt Nam. Tất nhiên quyết định của Thủ tướng có hiệu lực chung, nhưng nó có hiệu quả thực tiễn rất cụ thể như vậy, giảm được một thủ tục rất phiền hà cho nhà đầu tư”.

“Hay trong vụ gây rối hồi tháng 5 vừa qua tại các khu công nghiệp. Những doanh nghiệp trong cuộc của Đài Loan, Nhật Bản khi trao đổi với tôi đều đánh giá rất cao việc xử lý của Chính phủ Việt Nam. Có thể nói chưa bao giờ có một nước nào xử lý nhanh như vậy với trường hợp tương tự”.

Đánh giá về vấn đề nguồn nhân lực, ông Mại cũng cho rằng không nên lặp lại điệp khúc “nhân công giá rẻ, chất lượng thấp”. Samsung khẳng định năng suất công nhân của Việt Nam hiện bằng 80% năng suất công nhân Hàn Quốc. Ở Bắc Ninh, họ có khoảng 700 cán bộ kỹ thuật và xưởng trưởng, phần lớn là người Việt Nam. Samsung đánh giá tố chất của người Việt rất tốt, học hỏi rất nhanh, “họ chỉ phàn nàn rằng là một số người sau khi được đào tạo thì bỏ ra ngoài”.

Tựu trung lại, năm 2014 đã ghi những dấu ấn cải cách rất cơ bản với tư duy mới hoàn toàn, tạo ra cơ sở rất tốt về thể chế năm 2015. “Nếu không chịu nhìn nhận những thay đổi đó, những thay đổi mà thế giới cũng ghi nhận, thì làm sao tin tưởng vào tương lai được?”, ông Mại đặt vấn đề.

“Cùng với các hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết, tôi có thể đánh cược với tất cả mọi người về một làn sóng đầu tư mới với chất lượng cao hơn, hiệu quả cao hơn, góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế”, GS khẳng định.

Hà Chính

Top