- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Lương “khủng” tập đoàn: Cao hay thấp?
(Chinhphu.vn) – “Cao hay thấp” là một câu hỏi cần lời đáp, nhưng có lẽ câu hỏi cần thiết hơn trong trường hợp này là: Liệu Nhà nước có nên nắm giữ, và từ đó phải bận tâm đến chuyện lương thưởng, tại những doanh nghiệp trong lĩnh vực như dầu ăn hay không?
Mới đây, dư luận có nhiều phản ứng trước thông tin vừa được công bố về mức lương lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty do Bộ Công Thương chủ quản. Theo đó, người có mức lương cao nhất là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc một Tổng công ty với 74,72 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, mức lương lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp khác, dù vẫn có phần vốn của nhà nước, lại không gây phản ứng như vậy. Đơn cử như Vinamilk. Báo cáo tài chính của Công ty này cho thấy các khoản chi (lương cộng các quyền lợi khác) cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành trong 6 tháng đầu năm 2014 lên tới 36,5 tỷ đồng.
Tại sao dư luận lại không “khắt khe” với mức lương tại doanh nghiệp này như những trường hợp trên? Câu trả lời nằm ở hai chữ “cổ phần” trong tên gọi của hãng sữa.
Tiến hành cổ phần hóa từ năm 2003, đến nay Nhà nước chỉ còn nắm giữ dưới 50% cổ phần tại Vinamilk. Tất nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên giảm tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước nắm giữ tại đây, song rõ ràng với doanh thu, lợi nhuận cũng như thị giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, Vinamilk là một thành công của cổ phần hóa.
Và tất nhiên cũng còn những ý kiến này khác về mức lương thưởng lãnh đạo tại Vinamilk và mức lương lãnh đạo tại các Tổng công ty Dầu thực vật, Tập đoàn Dầu khí, Điện lực… cũng chưa hẳn là không có lý, nhưng trong mắt công chúng, mức lương của những nhân sự chủ chốt tại Vinamilk rõ ràng là thuyết phục hơn, xứng đáng hơn.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, tiếp tục đôn đốc các Bộ ngành, địa phương quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó giải pháp đột phá là cổ phần hóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc tới Vinamilk như một trong những trường hợp điển hình về hiệu quả của giải pháp này.
Thủ tướng khẳng định, cổ phần hóa không chỉ là để thu về một khoản tiền cho nhà nước, mà quan trọng hơn là tạo ra một doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả hơn.
Và không phải ngẫu nhiên mà cũng tại phiên họp trên, người đứng đầu Chính phủ đã đề cập đến một khía cạnh của cổ phần hóa mà không có nhiều người chú ý. Đó là khi các doanh nghiệp được cổ phần hóa, được niêm yết, với các chuẩn mực về công khai minh bạch thông tin, với sự giám sát của thị trường và các cổ đông, thì tự khắc sẽ không còn hoặc chỉ còn rất ít cơ hội cho tham nhũng.
Tựu trung lại, khi cổ phần hóa, Nhà nước sẽ không còn phải “bận tâm” nhiều đến lương thưởng tại các doanh nghiệp, cũng không còn phải vất vả như trước đây để chống tiêu cực, thất thoát. Những việc đó đã có các cổ đông, các nhà đầu tư với tâm thế “của đau con xót” và thị trường, xã hội giám sát.
Nhìn rộng ra, việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có lẽ còn thể hiện một quan điểm lớn hơn, quan điểm về vai trò của nhà nước.
Trong thông điệp đầu năm mới 2014 chứa đựng những quan điểm đột phá về phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển; Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp, tạo điều kiện cho xã hội thực hiện những chức năng, những công việc mà xã hội có thể làm tốt hơn.
Từ quan điểm này, ở phần sau của Thông điệp, Thủ tướng chỉ rõ hơn về vai trò, sứ mệnh và hướng đi của doanh nghiệp nhà nước: Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh.
Trở lại chuyện lương “khủng” tại các tập đoàn. Thật không dễ để đánh giá là mức lương mấy chục triệu đồng đó của lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước có xứng đáng hay không, là cao hay thấp. Sẽ là cao với mặt bằng lương của cán bộ công chức nhưng cũng không là gì với các doanh nghiệp tư nhân. Sẽ là cao nếu doanh nghiệp đó làm ăn kém hiệu quả, nhưng sẽ vẫn là thấp so với trách nhiệm quản lý một nguồn vốn nhà nước không hề nhỏ và có trường hợp là vô cùng lớn…
Nói như vậy để thấy, ngay cả khi doanh nghiệp nhà nước đó làm ăn có lãi và thông tin lương thưởng được công khai, minh bạch hoàn toàn, thì mức lương đó cũng chưa chắc đã thuyết phục được người dân. Chừng nào doanh nghiệp nhà nước chưa “chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh” mà còn tham gia vào những lĩnh vực, “những công việc mà xã hội có thể làm tốt hơn”, thì có lẽ vẫn còn những phản ứng của dư luận trong vấn đề này.
“Cao hay thấp” là một câu hỏi cần lời đáp, nhưng có lẽ câu hỏi cần thiết hơn trong trường hợp này là: Liệu Nhà nước có nên nắm giữ, và từ đó phải bận tâm đến chuyện lương thưởng, tại những doanh nghiệp trong lĩnh vực như dầu ăn hay không?
Không phải ngẫu nhiên mà cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, Chính phủ đang quyết liệt thực thi những giải pháp để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân. Hãy để xã hội làm những việc mà xã hội làm tốt hơn nhà nước, hãy để thị trường lên tiếng và quyết định trong những phạm vi không cần sự can thiệp của chính quyền, tư tưởng đó chính là đáp án cho những bài toán không chỉ về lương thưởng tại các tập đoàn!
Hà Chính
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều