- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Mạnh tay xử lý cơ sở kinh doanh tự ý nâng giá
(Chinhphu. vn)- Những ngày vừa qua, các đội Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương) đã tiến hành cam kết với các tiểu thương trong việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá, thu lợi bất hợp pháp. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, các đội Quản lý thị trường đều thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.
Hàng hóa được bổ sung liên tục trên các kệ hàng tại Co.op Mart Xa lộ Hà Nội. Ảnh: QLTT |
Do lượng người mua thực phẩm quá đông, mặc dù hàng hóa dự trữ được bổ sung lên kệ liên tục nhưng đến chiều nhiều siêu thị đã hết các loại rau, củ, trứng, bún, nui. Đến tối ngày hôm qua, rất nhiều người dân có nhu cầu mua hàng nhưng không mua được.
"Có thực trạng một số hộ dân bán các loại rau, củ, quả, trứng với giá cao hơn siêu thị 30%-50%, không loại trừ nguồn hàng này mua từ siêu thị", đại diện lực lượng QLTT cho biết.
Tại Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hàng hóa tại siêu thị có nguy cơ thiếu cục bộ. Do các kho trung chuyển đặt tại TP. Cần Thơ nhưng khi xe thực phẩm từ TPHCM về, tài xế phải xét nghiệm nhanh COVID-19, tuy nhiên, các tài xế không có chỗ xét nghiệm và TP. Cần Thơ quy định là tài xế ở Cần Thơ ra thay tài xế của xe từ TPHCM để vận chuyển hàng hóa vào trung tâm thành phố. Điều này khiến các tài xế không đồng ý, một số xe chở hàng đã quay ngược về lại TPHCM.
Tại An Giang, chiều ngày 14/7, sau khi có thông báo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, người dân đổ xô đến các chợ truyền thống mua các loại rau, củ, quả, thịt cá, trứng... khiến giá các mặt hàng tươi sống tăng rất cao, (gấp 3-4 lần ngày thường). Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, lực lượng QLTT nhận thấy việc người dân đến chợ mua hàng tăng là có xảy ra nhưng không có việc mua gom hàng, găm hàng, nâng giá làm bất ổn thị trường.
Tại tỉnh Đồng Nai, đến sáng ngày 15/7, sức mua của người dân đã dần ổn định hơn so với những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, trên thị trường không có tình trạng gom hàng đầu cơ. Tại các siêu thị lượng khách đã giảm, tuy nhiên, nhóm hàng thực phẩm tươi như rau củ, quả, thịt, cá... vẫn ở mức tiêu thụ cao, hàng hóa hết nhanh.
Tại Bình Dương tình hình thị trường đã khả quan hơn. Việc cung ứng hàng hoá ổn định, giá thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá,... đã giảm từ 10% đến 40% so với ngày 1/7, sức mua và bán cũng giảm khoảng 50% do tiểu thương tại các chợ truyền thống và người tiêu dùng phải thực hiện giãn cách xã hội. Tình hình cung ứng và giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm như: Đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô, gel, nước rửa tay, xà phòng, khẩu trang tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích giá cả ổn định, hàng hóa không khan hiếm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Sức mua hàng hóa của người tiêu dùng tại các siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện áp dụng kinh doanh qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, đặt hàng online, app đặt hàng qua Grab tăng khoảng 70%.
Tại tỉnh Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam khác, sức mua tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích trở lại bình thường, một số nơi vắng khách, hàng hóa được cung ứng đủ, giá cả ổn định. Thị trường vẫn đảm bảo cung ứng hàng hóa, giá các loại rau, củ, quả, trứng tăng 10%-50%.
Về việc kiểm tra, kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng tăng giá, Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết, từ 8/7 đến nay, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử phạt 12 vụ việc với số tiền là 9 triệu đồng do các cơ sở kinh doanh không niêm yết giá bán. Cục QLTT tỉnh Long An xử phạt 3 vụ vi phạm do cơ sở kinh doanh không niêm yết giá, số tiền phạt là 2.250.000 đồng.
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang cho biết, từ ngày 1/6 đến nay đã kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm xử lý 43 vụ việc, thu phạt 33.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm thiết yếu, thuốc tân dược, khẩu trang y tế, găng tay y tế và nước rửa tay sát khuẩn không niêm yết giá hàng hóa.
Cục QLTT tỉnh Bến Tre ngày 13/7 lập biên bản 1 vụ vi phạm cơ sở kinh doanh niêm yết giá không đúng quy định.
Tổng cục QLTT cho biết, các đội QLTT đều công khai đường dây nóng 24/24h để tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân về thị trường hàng hóa và công tác phòng chống COVID-19. Ngoài nhiệm vụ giám sát việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu về giá, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, các đơn vị QLTT còn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh, siêu thị và tổ chức ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, không kinh doanh hàng giả, vi phạm pháp luật khác.
Hiện nay, số lượng các cơ sở kinh doanh ký cam kết không tăng giá hàng hóa gồm: Phú Yên (7); Bình Thuận (29); Bình Phước (13); Đồng Nai (408); Tiền Giang (11); Bến Tre (28); An Giang (21); Cần Thơ (155); Hậu Giang (76); Cà Mau (25).
TPHCM tổ chức 148 điểm bán hàng bình ổn
Theo thông tin từ Sở Công Thương TPHCM, tính đến ngày 15/7, tổng cộng 148 điểm bán hàng bình ổn thực phẩm đã được thành lập tại nhiều quận, huyện thuộc TPHCM như quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận... và TP. Thủ Đức.
Trong đó, Viettel Post và VN Post tổ chức 90 điểm, 68 lượt xe bán hàng lưu động (một điểm bán có thể bố trí từ 1 đến 2 xe).
Mỗi ngày, Sở Công Thương TPHCM và UBND các quận, TP Thủ Đức sẽ bố trí điểm bán để doanh nghiệp chuẩn bị, sau đó thông báo đến các hộ gia đình về thời gian và địa điểm để người dân chủ động mua sắm.
Các xe bán hàng lưu động của các siêu thị như Aeon, Bách Hóa Xanh, Co.op Mart... cũng tham gia bán luân phiên ở nhiều địa điểm khác nhau với sự phối hợp của chính quyền địa phương đến hết thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tại TPHCM.
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều