- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Mất 400 ngày cho mỗi vụ tranh chấp hợp đồng
(Chinhphu.vn) – Hiện, thời gian trung bình để giải quyết một vụ tranh chấp hợp đồng thương mại tại Việt Nam lên tới 400 ngày, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB).
![]() |
Ảnh minh họa |
Điểm khá đặc biệt của thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng là liên quan tới cả cơ quan tư pháp (Toà án) và cơ quan hành pháp (cơ quan thi hành án). Theo Bộ KHĐT, cho đến nay, chưa có thông tin cụ thể về mức độ cải thiện đối với chỉ số này. Tuy nhiên, nhìn chung thời gian chưa đạt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết 19.
Trong báo cáo Doing Business năm 2016 vừa được công bố, WB cũng cho biết chỉ số này của Việt Nam không thay đổi, vẫn ở vị trí 74 trong tổng số 189 nền kinh tế được khảo sát. Con số trung bình ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là 554 ngày.
Theo Bộ KHĐT, có nhiều nguyên nhân khiến dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, từ quy trình tố tụng cho tới giai đoạn thực thi phán quyết của tòa án.
Nhiều nơi tự đặt ra yêu cầu
Về quy trình tố tụng và thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng tại các tòa án, nhìn chung, phần lớn các tòa án vẫn áp dụng phương thức quản lý theo sổ sách, chưa ứng dụng CNTT trong quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng. Do vậy, việc theo dõi quản lý án của tòa án cấp trên với tòa án cấp dưới vẫn chủ yếu theo cách truyền thống là báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê bằng văn bản.
Cho đến nay, mới chỉ có một vài tòa án áp dụng CNTT trong quản lý nhận đơn và thụ lý vụ án như Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế. Trong đó, tòa án Hải Phòng là đơn vị áp dụng hệ thống CNTT toàn diện hơn, từ thụ lý đơn, thụ lý vụ án, phân án ngẫu nhiên tới quản lý tiến trình giải quyết vụ án , nhờ đó kịp thời đôn đốc đảm bảo thời hiệu giải quyết vụ án.
Hơn nữa, một số tòa án còn đưa ra thêm yêu cầu so với quy định, gây khó khăn cho người khởi kiện. Ví dụ, có tòa án yêu cầu nguyên đơn phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chính quyền cơ sở nơi bị đơn cư trú xác nhận là bị đơn hiện vẫn đang cư trú tại địa chỉ được ghi trong đơn khởi kiện. Đây là yêu cầu không cótrong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.
Trong khi đó, theo luật định, thời gian từ khi nhận đơn đến khi hết thời hạn kháng nghị đối với vụ án đơn giản cũng mất từ sáu đến bảy tháng, vụ án phức tạp phải mất từ bảy đến tám tháng (chưa tính trường hợp phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhiều lần, hoãn phiên tòa hai lần trở lên, phải ủy thác tư pháp….) .
“Ở nước ta, Viện Kiểm sát tham gia quá nhiều vào quá trình tố tụng, dẫn tới thêm thủ tục và kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Đây là điểm khác biệt so với tố tụng của nhiều nước, ở đó Viện công tố không tham gia vào quan hệ tư”, Bộ KHĐT nhận định trong báo cáo mới đây về tình hình triển khai Nghị quyết 19.
Thi hành án mất tới 8 tháng
Việc thi hành án do cơ quan thi hành án tổ chức thực hiện khi đương sự có yêu cầu. Trong số các tác thủ tục do cơ quan thi hành án thực hiện, theo Bộ KHĐT, giai đoạn xác minh tài sản và bán đấu giá là mất nhiều thời gian nhất, vì có trường hợp sau nhiều lần giảm giá mới bán được, hoặc có trường hợp không bán được.
Quy định về niêm yết trước khi bán đấu giá gây khó khăn cho cơ quan thi hành án; quy định về giá thẩm định được lấy làm giá khởi điểm để bán đấu giá tạo cơ hội cho đương sự lợi dụng kéo dài việc bán đấu giá để tiếp tục được sử dụng tài sản bán đấu giá. Theo báo cáo của một số cục và chi cục thi hành án, thời gian thi hành xong vụ việc mất khoảng 6 đến 8 tháng.
Trong giải quyết tranh chấp hợp đồng, Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm áp dụng thừa phát lại. Hoạt động của thừa phát lại đã hỗ trợ tốt cho tòa án và cơ quan thi hành án trong việc tống đạt văn bản, giấy tờ, trong tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, do mới áp dụng thí điểm, còn thiếu công cụ pháp luật hỗ trợ nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Những bất cập nêu trên dẫn tới thời gian thi hành phán quyết của tòa án kéo dài, và do vậy kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Khi bị đơn không hợp tác
Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng kéo dài còn do một số nguyên nhân khác như khó khăn trong xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; phía bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không hợp tác với tòa án.
Khi bị đơn rời khỏi địa chỉ đăng ký, địa chỉ giao dịch trước đấy không thông báo, dẫn tới tòa án mất nhiều thời gian xác minh địa chỉ bị đơn. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rời khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa chỉ giao dịch từ trước khi nguyên đơn khởi kiện, dù các đương sự này dời địa chỉ không thông báo cho đối tác, cho cơ quan đăng ký kinh doanh biết, không được coi là dấu địa chỉ, không được xử vắng mặt.
Nếu nguyên đơn khởi kiện không cung cấp được nơi cư trú của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại thời điểm khởi kiện, không chứng minh được đương sự cố tình dấu địa chỉ thì vụ án bị đình chỉ, không giải quyết. Do đó, nếu vụ án có nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan mà họ không hợp tác với tòa án thì thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ bị kéo dài.
Nếu có căn cứ xác định bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cố tình dấu địa chỉ, không hợp tác thì vẫn phải tống đạt hợp lệ đến lần thứ hai cho mỗi thủ tục thì mới có thể xử vắng mặt. Thủ tục tống đạt theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự gồm nhiều bước, tốn nhiều thời gian như triệu tập đương sự để lấy lời khai, hòa giải, triệu tập đến phiên tòa, mỗi lần như vậy phải niêm yết giấy triệu tập nhiều nơi, thời gian niêm yết văn bản tố tụng là 15 ngày.
Bộ KHĐT đánh giá, việc tống đạt để được coi hợp lệ là rất khó xác định trên thực tế, vì có thủ tục luật tố tụng quy định chưa rõ và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó, để không có nguy cơ bị hủy án vì lí do tống đạt, thẩm phán thường chọn phương án hoãn phiên tòa khi đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai đương sự vẫn vắng mặt, tòa án chưa biết lí do hoặc đương sự có nêu ra lý do nhưng chưa kiểm tra được.
Đối với những vụ án có đương sự, tài sản ở nước ngoài phải ủy thác tư pháp. Hiện nay, việc ủy thác phần lớn là không hiệu quả, rất nhiều vụ, tòa án không nhận được thông tin phản hồi; một số lượng rất ít trong số các vụ đã ủy thác, tòa án nhận được kết quả, nhưng thường kéo dài rất lâu.
Thành Đạt
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều