• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Mối lo của doanh nghiệp khi tính lương theo cách mới?

22/04/2017 3:45 PM

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Long (Phú Thọ) phản ánh một số bất hợp lý về tính đóng BHXH đối với trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ theo quy định tại Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và Thông tư số 28/2016/TT-BLĐTBXH.

Ông Long đang làm việc tại một công ty cổ phần, có vốn góp của Nhà nước trên 50%. Trước đây, Công ty của ông Long trả lương cho người lao động thành 2 khoản: Lương cơ bản, là lương ghi trong hợp đồng lao động, dùng để tính đóng BHXH và lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.

Công ty của ông Long đóng BHXH cho người lao động đúng quy định với mức lương cơ bản khoảng 3,5 triệu đồng.

Hiện Công ty gặp khó khăn, thua lỗ và chỉ trả lương cơ bản cho người lao động; đồng thời phần lương cơ bản này cũng phải nâng lên mức 6 triệu đồng để bảo đảm giữ được người lao động ở lại công ty.

Theo quy định tại Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và Thông tư số 28/2016/TT-BLĐTBXH, đối với công ty bị lỗ hoặc không có lợi nhuận (sau khi trừ các yếu tố khách quan nếu có) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch tính bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.

Khi áp dụng quy định tại các văn bản nêu trên vào thực tế đã nảy sinh bất hợp lý, đó là, công ty thua lỗ, nhưng do lương cơ bản tăng nên số tiền công ty phải đóng BHXH tăng gần gấp đôi; kéo theo chi phí về nhân công cũng tăng.

Từ khi Công ty áp dụng quy chế tiền lương theo quy định nêu trên, nhiều kỹ sư giỏi và công nhân có tay nghề cao đã nghỉ việc do thu nhập giảm, lương lại trả theo hình thức “cào bằng”, không theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Từ những bất cập đã nêu, ông Nguyễn Thành Long đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Tiếp nhận phản ánh này, ngày 19/4/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3973/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị của ông Long đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, xử lý và trả lời, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng TTĐT Chính phủ trước ngày 10/5/2017. 

Huyền Anh

Top