• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Năm 2018: Hải quan phấn đấu thu vượt chỉ tiêu, phá rào cản “kiểm tra chuyên ngành”

11/01/2018 6:10 PM

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị toàn ngành hải quan phấn đấu tăng thu NSNN 3-5% so với dự toán Quốc hội giao. Toàn ngành cần tập trung thực hiện quan điểm “từ tiền sang hậu kiểm”, tham mưu thu hẹp danh mục kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hoá, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 với 35 điểm cầu Hải quan các địa phương do Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 11/1.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh VGP/Huy Thắng

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu

Báo cáo tại Hội nghị, ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết, năm 2017 một số mặt hàng chính có số thu lớn có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cùng với đó là giá dầu thô giảm, cắt giảm thuế khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do FTA đã gây ảnh hưởng giảm đến số thu NSNN của ngành hải quan.

Do đó, ngành hải quan đã có nhiều nỗ lực để thực hiện tốt mục tiêu thu ngân sách. Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt như: Giao chỉ tiêu thu và đôn đốc thường xuyên công tác thu đối với từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế; chủ động rà soát kiểm tra các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch lớn, đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, kiểm tra nội bộ, chống gian lận thương mại trong khâu làm thủ tục hải quan... Nhờ đó, ngành hải quan đã chống thất thu một cách hiệu quả.

Nhờ đó, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của hải quan năm 2017 đạt 297.082 tỷ đồng, bằng 104,24% dự toán, bằng 102,44% chỉ tiêu phấn đấu do Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 100,71% chỉ tiêu do Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao (295.000 tỷ đồng), tăng 9,47% so với cùng kỳ 2016.

Đáng chú ý, trong năm 2017, công tác tham mưu, chỉ đạo hoạt động chống buôn lậu luôn kịp thời, có trọng tâm, bám sát diễn biến tình hình tội phạm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngay trong địa bàn hoạt động hải quan. Theo đó, lực lượng kiểm soát hải quan toàn ngành đã đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý: 15.184 vụ vi phạm pháp luật hải quan (giảm 1,97 % so với cùng kỳ năm 2016); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính: 789, 579 tỷ đồng (tăng 89,58% so với cùng kỳ 2016). Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 334,8 tỷ đồng (tăng 95,5% so với cùng kỳ 2016). Cơ quan Hải quan đã khởi tố 51 vụ (tăng 6,25% so với cùng kỳ 2016). Chuyển cơ quan khác khởi tố 68 vụ (giảm 39,29% so với cùng kỳ 2016).

Về công tác cải cách, năm 2017, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu như: xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin... Bên cạnh đó, ngành Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan mở rộng số lượng thủ tục hành chính thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia; rà soát các văn bản liên quan thực hiện Đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; chú trọng cải cách thủ tục hành chính nội ngành.

Cụ thể, trong năm 2017, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành 16/16 đề án, đạt 100%. Trong đó hoàn thành 12/12 đề án, đạt 100% đề án, công tác trọng tâm trình Bộ. Hoàn thành 49/49 đề án, đạt 100% đề án, công tác trọng tâm trình Tổng cục.

Từ 1/3/2017, Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đã được triển khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan, nâng số lượng TTHC trong lĩnh vực hải quan được cung cấp DVCTT tối thiểu mức độ 3 lên 126/178 TTHC, tăng 46 TTHC so với năm 2016 và đạt 71% số lượng TTHC. Tính đến 31/12/2017, Hệ thống đã tiếp nhận và xử lý hơn 73.000 bộ hồ sơ TTHC với sự tham gia của gần 11.800 cá nhân, doanh nghiệp.

“Đã có hơn 20.000 tờ khai được phân luồng kiểm tra qua máy soi, tương ứng khoảng 45.000 container. Sau khi kiểm tra qua máy soi, có hơn 11.000 container được mở kiểm tra thủ công, phát hiện vi phạm đối với gần 100 container. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất áp dụng 7 hệ thống máy soi ngầm đối với hành lý ký gửi của người nhập cảnh, tránh hiện tượng ách tắc, tạo môi trường thông thoáng”,  ông Lưu Mạnh Tưởng cũng cho biết thêm.

Tăng cường chống gian lận thương mại, thu hẹp danh mục kiểm tra chuyên ngành

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, đánh giá cao những kết quả mà ngành hải quan đã đạt được trong năm vừa qua. Về mục tiêu cho năm 2018, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ ra những giải pháp rất cụ thể, đó là các đơn vị trên toàn quốc phải tập trung rà soát lại, kiểm soát chặt trị giá hải quan, áp mã số... Các đơn vị cần bám sát  Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và triển khai thực hiện chương trình hành động mà Bộ Tài chính được giao từ đầu năm.

Theo đó, cần phối hợp các sở ban ngành địa bàn bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời NSNN, tập trung thanh kiểm tra sau thông quan, chống thất thu NSNN, đôn đốc thu nộp kịp thời, thực hiện tốt thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cũng cần phải rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá theo yêu cầu của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần chú ý tham mưu đôn đốc triển khai cơ chế 1 cửa quốc gia và ASEAN. 

Lãnh đạo ngành tài chính cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cải thiện kiểm tra chuyên ngành, tạo khung pháp lý thống nhất 1 cửa quốc gia, trao đổi thông tin đối tác bên ngoài. Theo đó,  cần tập trung quan điểm “từ tiền sang hậu kiểm” thu hẹp danh mục kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hoá.

Thực tế, Việt Nam phát triển kinh tế dựa nhiều vào xuất nhập khẩu, đã cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 400 tỷ USD, gấp khoảng 1,7 lần GDP. Nếu không khẩn trương tháo được nút thắt kiểm tra chuyên ngành (liên quan đến các bộ ngành khác nhau) sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến doanh nghiệp, mà ngành hải quan cố gắng mấy ở các khâu sau cũng không giải quyết được.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu cần triển khai hiệu quả đề án giám sát cảng biển theo đúng lộ trình đề ra. Cần tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho quản lý hải quan, gắn với đó là xã hội hoá cơ sở vật chất.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng quán triệt các đơn vị phải thực hiện nghiêm các yêu cầu rất “đúng và trúng” của Thủ tướng Chính phủ trong hội nghị ngành tài chính trước đó, đó là tăng cường chống buôn lậu, kiểm soát kỷ luật công vụ của cán bộ hải quan, tăng tự động hoá, cải cách hành chính…

 Về vấn đề tổ chức, lãnh đạo ngành tài chính cũng đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt, theo hướng đặt hiệu quả công việc lên trên hết, không để gia tăng bộ máy, thực hiện đúng chủ trương về tinh giản biên chế.

“Tôi nhận được nhiều đề nghị từ lãnh đạo địa phương đề nghị thành lập cục (nâng cấp từ chi cục lên). Nhưng tôi yêu cầu toàn ngành hải quan cần nắm rõ là tất cả vì hiệu quả công việc, thậm chí có nơi đủ điều kiện nhưng cũng không nhất thiết nâng cấp, cứ để nguyên chi cục, thậm chí sẽ rà soát lại những nơi không cần thiết phải giảm nữa, miễn là làm hiệu quả”, Bộ trưởng Dũng thẳng thắn.

Người đứng đầu ngành tài chính cũng nhấn mạnh yêu cầu hiện đại hoá ứng dụng CNTT, đáp ứng tiêu chí hội nhập.

Tiếp thu ý kiến chỉ  đạo của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu NSNN mà Quốc hội và Chính phủ giao cho Tổng cục Hải quan.

Lãnh đạo ngành hải quan yêu cầu toàn ngành cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch… Ngành hải quan cần quán triệt phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa tạo thuận lợi thương mại tối đa, vừa đảm bảo kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Lãnh đạo ngành hải quan cũng hứa sẽ phấn đấu hoàn thành vượt mức 4% chỉ tiêu được giao hoặc hơn.

“Ngành hải quan sẽ tăng cường chấn chỉnh, xử lý nghiêm cán bộ không tính đúng trị giá tính thuế, áp mã số mặt hang không đúng biểu thuế, giám sát kiểm tra lỏng lẻo không đúng quy định…” ông Nguyễn Văn Cẩn lưu ý các cán bộ hải quan trên toàn quốc.

 Huy Thắng

Top