• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nản lòng với một giấy phép qua 7 cơ quan

11/12/2014 5:17 PM

(Chinhphu.vn) – Đại diện cộng đồng doanh nghiệp cho rằng thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục bị lặp đi lặp lại không cần thiết.

Thủ tục phức tạp khiến các nhà đầu tư nản lòng - Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ vừa diễn ra, trước sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhóm công tác giáo dục và đào tạo đã kiến nghị hàng loạt vấn đề liên quan đến Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, trước đây, quá trình thành lập một cơ sở giáo dục đào tạo chỉ yêu cầu giấy phép đầu tư và giấy phép hoạt động (hai loại giấy phép), nhưng Nghị định 73 lại yêu cầu ba loại giấy phép (thêm giấy phép thành lập) với thủ tục pháp lý và hồ sơ xin cấp phép tương tự nhau.

Chỉ riêng hồ sơ xin giấy phép đầu tư đã yêu cầu thẩm quyền của 7 sở ban ngành gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, UBND cấp  huyện (cần có sự cho phép của hai sở khác là Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy), sau đó sẽ được UBND cấp tỉnh cho phép.

Giấy phép thành lập yêu cầu thẩm quyền của gồm Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh và Sở Nội vụ. Cuối cùng là giấy phép hoạt động, chỉ yêu cầu sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nghị định cũng yêu cầu thủ tục và hồ sơ đăng ký tương tự như nhau cho tất cả các loại hình cơ sở giáo dục, trong khi theo nhóm công tác, việc thành lập một trung tâm ngoại ngữ nên dễ dàng hơn là một trường đại học. Ngay cả khi một trường đại học uy tín muốn mở rộng khuôn viên ở một địa điểm mới thì phải trải qua một quá trình tương tự với việc đầu tư hoàn toàn mới.

“Các nhà đầu tư mới vào Việt Nam cũng như các nhà đầu tư hiện nay khó có thể đủ kiên nhẫn để trải qua tất cả những thủ tục cấp phép rắc rối này – các  quy  định này đi ngược lại với những gì Chính phủ và Quốc hội đã nói về đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư”, nhóm công tác thẳng thắn.

Theo bà Nguyễn Kim Dung từ tổ chức giáo dục Apollo, sự lòng vòng, chồng chéo của các thủ tục lặp đi lặp lại khiến doanh nghiệp rất mất thời gian. Đến giai đoạn cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động, doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở chuyển hồ sơ sang UBND cấp tỉnh. Nhưng UBND cấp tỉnh lại phải chuyển hồ sơ sang Sở Nội vụ xin ý kiến dù trước đó Sở Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo với Sở Nội vụ rồi.

Không chỉ mất thời gian, quy trình này còn gây tốn kém cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi thành lập một trung tâm ngoại ngữ ngắn hạn, để được cấp giấy phép đầu tư doanh nghiệp phải nộp danh sách giáo viên. Sau đó, khi xin cấp giấy phép thành lập, doanh nghiệp phải nộp danh sách giáo viên kèm giấy phép lao động, hợp đồng lao động của giáo viên.

Trong khi đó, thời gian cấp giấy phép thành lập cho một doanh nghiệp có vốn đầu  tư  nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục mất ít nhất 5 tháng. Và trong thời gian này, doanh nghiệp/cơ sở giáo dục vẫn phải trả lương cho giáo viên vì đã ký hợp đồng lao động, mặc dù chưa được cấp giấy phép thành lập để đi vào hoạt động.

Phản hồi của Bộ

Phản hồi về các kiến nghị này tại buổi làm việc với nhóm công tác, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận cơ sở đào tạo ngắn hạn so với cơ sở giáo dục đại học rõ ràng đơn giản hơn về quy mô, vốn đầu tư, hình thức, địa điểm, thời hạn…

Trong khi đó, quy định hiện tại của Nghị định 73 liên quan đến cơ sở giáo dục đào tạo ngắn hạn là tương đối cứng nhắc. Vì vậy, Bộ ghi nhận để đưa ra phương án và các quy định gọn nhẹ hơn đối với cơ sở đào tạo ngắn hạn.

Tuy nhiên, Bộ cho rằng ý kiến về quy trình trong ba khâu cấp giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động lặp đi lặp lại là chưa thật sự chính xác. Nếu đọc kỹ các quy định, điều kiện giấy tờ hồ sơ tương ứng của ba loại giấy phép sẽ nhận thấy sự khác nhau.

Trong giai đoạn xin giấy phép đầu tư, ví dụ nhà đầu tư chỉ cần nhận được sự đồng ý giao đất về mặt nguyên tắc của ủy ban nhân dân địa phương; trong khi đó, giai đoạn xin giấy phép thành lập chỉ yêu cầu các văn bản về việc giao đất, vị trí cụ thể của lô đất được giao… Sau đó, giai đoạn xin giấy phép hoạt động cuối cùng mới yêu cầu hoàn thành cơ sở vật chất.

Quy định cũng tương tự đối với yêu cầu với đội ngũ giảng viên. Trong giai đoạn xin giấy phép đầu tư, bộ hồ sơ chỉ yêu cầu danh sách đội ngũ giảng viên dự kiến. Tiếp đó, giai đoạn xin giấy phép thành lập, chỉ yêu cầu hợp đồng không chính thức, ví dụ hợp đồng với điều kiện nếu cơ sở giáo dục  được cấp phép hoạt  động, cơ sở giáo dục sẽ trả lương bổng cho giảng viên như thế nào… Khi cơ sở giáo dục được cấp phép hoạt động, bộ hồ sơ lúc này mới yêu cầu hợp đồng ký với giáo viên giảng dạy, và thời  điểm trả lương tính từ ngày ký hợp đồng.

Như vậy, các yêu cầu của ba loại giấy phép có sự phân biệt về mức độ cao thấp, càng về sau yêu cầu càng cao và chi tiết cụ thể hơn.

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho hay Bộ ghi nhận những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp về Nghị định 73 để điều chỉnh và kiến nghị sửa đổi các chính sách cho phù hợp.

Cũng theo Nghị định, tổng số vốn đầu tư dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo nhóm công tác, khái niệm “quy mô đào tạo cao nhất” là chưa rõ ràng và gây nhiều khó khăn trong việc thực thi cho nhà đầu tư. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giải thích rõ quy định này.

Ngoài ra, nhóm công tác cho rằng tổng số vốn đầu tư ban đầu tăng lên làm nản lòng các nhà đầu tư khi cân nhắc đầu tư vào các cơ sở đào tạo tại Việt Nam.

Yêu cầu về đội ngũ giảng viên cũng được coi là “quá cao và khắt khe”. Cụ thể, giáo viên, giảng viên là người nước ngoài phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm để giảng dạy tại các chương trình liên kết ở các trường học, cao đẳng và đại học ngoài công lập.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 47 ngày 8/07/2014, trong đó bỏ điều kiện 5 năm kinh nghiệm cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nhóm công tác đề nghị sửa đổi Nghị định 73 cho phù hợp với Nghị quyết 47.

Hà Chính

Top