- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Ngành Y sẽ tiên phong tính đúng, đủ giá dịch vụ
(Chinhphu.vn) - Việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế là hướng đi có thể “cởi trói” để các bệnh viện thực hiện được tự chủ tài chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn. Ảnh: VGP/Thành Chung |
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đã có cuộc trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xung quanh câu chuyện tự chủ bệnh viện công đang được dư luận xã hội rất quan tâm.
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về việc thực hiện tự chủ tại các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý trong thời gian qua?
Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, cơ chế tự chủ tạo cho bệnh viện nhiều cơ hội như được chủ động trong nguồn kinh phí thực hiện hợp tác, phát triển chuyên môn, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Ngoài ra, việc tự chủ làm giảm gánh nặng cho ngân sách, phát triển khoa kỹ thuật, tạo sự ổn định về đời sống cho nhân viên, có được nguồn kinh phí để đầu tư phát triển thông qua các hình thức vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn kích cầu, huy động vốn của cán bộ viên chức trong đơn vị, liên doanh, liên kết lắp đặt thiết bị cùng khai thác.
Theo danh sách các đơn vị thực hiện tự chủ bệnh viện do Bộ Y tế đề xuất, có 2 đơn vị xin hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Xin Thứ trưởng cho biết, những ưu điểm, thuận lợi để các bệnh viện sớm đạt được cơ chế này trong khi các đơn vị khác chưa thực hiện được?
Thực hiện Nghị Quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Y tế dự kiến đề xuất 2 đơn vị đăng ký hoạt động theo mô hình và cơ chế doanh nghiệp (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và Bệnh viện Bưu điện tiếp nhận từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
Theo tôi, các điều kiện để một bệnh viện sớm được hoạt động theo mô hình doanh nghiệp gồm: Được giao tài sản (kể cả đất), bệnh viện có trách nhiệm bảo toàn giá trị tài sản, bảo toàn đất và các tài sản về nhà đất được xây dựng trên các mảnh đất đó theo hình thức giao đất và không thu tiền sử dụng đất.
Giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ chi phí. Cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán BHYT theo mức giá tính đủ chi phí. Có cơ sở vật chất, cụ thể là nhà cửa và trang thiết bị tương đối đầy đủ tại thời điểm chuyển đổi mô hình.
Các bệnh viện kể trên đã tạo được thương hiệu, uy tín trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và có khả năng thực hiện các kỹ thuật cao, đồng thời đều có sự thay đổi lớn về tư duy và phương thức quản lý theo hướng xem người bệnh là khách hàng cần phải được phục vụ chu đáo nhất.
Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng cần có chính sách ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu khi thực hiện chuyển đổi mô hình.
Nhiều bệnh viện tuyến Trung ương như: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Việt Đức, Phụ sản Trung ương... chỉ đăng ký tự chủ phần chi thường xuyên mà chưa thực hiện tự chủ kinh phí chi cho hoạt động đầu tư phát triển. Trong khi đó, nếu bệnh viện thực hiện tự chủ chi đầu tư phát triển thì sẽ có nhiều cơ hội phục vụ chăm lo sức khoẻ của nhân dân tốt hơn. Thứ trưởng có ý kiến gì về nhận định này?
Một đơn vị được giao tự chủ chi đầu tư phát triển tức là đơn vị đó phải tự đảm bảo kinh phí dành cho chi đầu tư phát triển. Các bệnh viện như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Việt Đức, Phụ sản Trung ương… đều là các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nên Nhà nước vẫn phải cấp kinh phí đầu tư phát triển. Do đó, các bệnh viện này chỉ đảm bảo được chi hoạt động thường xuyên.
Những khó khăn của Bộ Y tế khi các bệnh viện thực hiện tự chủ sẽ là gì, thưa Thứ trưởng?
Muốn các bệnh viện thực hiện tự chủ về tài chính thì giá dịch vụ y tế phải được tính đúng, tính đủ và thu đúng, thu đủ chi phí. Việc tính đúng, tính đủ chi phí để được thu đúng, thu đủ đối với ngành y tế còn gặp khó khăn như tỷ lệ người dân có thẻ BHYT tuy đạt trên 70% nhưng vẫn còn đó những người cận nghèo, người nông dân có mức sống trung bình chưa tham gia BHYT.
Hơn nữa, mức đóng BHYT còn thấp. Nếu điều chỉnh giá, tính đúng, tính đủ ngay thì phải có lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT (từ 4,5% lương lên dần để đạt 6% lương) mới đảm bảo cân đối Quỹ BHYT. Hơn nữa, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng.
Khi giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ chi phí thì có tác động gì tới mức mua BHYT của người dân không?
Ở đây có hai ý, thứ nhất tác động tới mức mua (mệnh giá thẻ) BHYT của người dân hay không? Khi giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ thì Quỹ BHYT cũng phải thanh toán đủ chi phí cho các bệnh viện khi người bệnh có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh. Hiện nay giá mới tính 3/7 yếu tố trực tiếp. Còn 4/7 yếu tố còn lại đang được ngân sách Nhà nước cấp bù.
Song song với việc đề xuất lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phải tính toán khả năng cân đối Quỹ BHYT, căn cứ vào số liệu kết dư Quỹ, dự kiến số thu, số chi Quỹ để điều chỉnh mức đóng mua thẻ BHYT cho phù hợp và tùy thuộc theo từng loại đối tượng. Hiện nay, Quỹ BHYT đang có kết dư, theo dự kiến thì hết 2017 mới phải điều chỉnh mức đóng.
Thứ hai, về tác động tới số lượng mua BHYT của người dân, do giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ nên nhiều người không thuộc diện được hỗ trợ mua thẻ BHYT sẽ không tham gia BHYT mà sẵn sàng bỏ tiền túi để chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Khi điều chỉnh giá tính đúng, tính đủ (Nhà nước không bao cấp) thì mức giá sẽ cao hơn nhiều. Khi đó, người bệnh sẽ phải trả đủ chi phí cho các cơ sở y tế (người có thẻ BHYT sẽ do cơ quan BHYT chi trả cho cơ sở khám chữa bệnh còn người không có thẻ BHYT sẽ trả trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh).
Khi đó, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của BHYT. Hằng năm chỉ phải đóng một mức phí nhỏ để mua BHYT, khi đau ốm sẽ được BHYT thanh toán, giảm bớt rủi ro. Thấy được nhiều lợi ích, người dân sẽ tích cực tham gia mua BHYT và do đó, tốc độ bao phủ BHYT toàn dân sẽ tăng lên nhanh chóng.
Vấn đề tự chủ không chỉ thực hiện tại các bệnh viện tuyến Trung ương mà còn thực hiện tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Thứ trưởng đánh giá thế nào về việc thực hiện tự chủ của khối này và vai trò của Bộ Y tế đến đâu trong công việc này?
Hiện nay, nước ta có 1.179 bệnh viện công lập, trong đó các bệnh viện tuyến tỉnh là 492 bệnh viện (chiếm 41,7%) và tuyến huyện là 620 bệnh viện (52,5%). Hiện nay, số lượng các bệnh viện được giao tự đảm bảo chi phí cho hoạt động thường xuyên là rất thấp.
Tại các địa phương, hầu hết các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện được phân loại vào nhóm tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.
Có thể thấy, những đơn vị có thể tự chủ được về tài chính là những bệnh viện chuyên khoa có đông bệnh nhân cũng như đã khẳng định được chất lượng điều trị.
Tuy nhiên, sự thành công của một số bệnh viện như bệnh viện quận Bình Thạnh cho thấy, ngay cả ở những bệnh viện đa khoa hạng II cũng có thể thành công trong tự chủ tài chính nếu có tư duy quản lý tốt, dám nghĩ dám làm.
Khó khăn lớn nhất hiện nay chủ yếu là do giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ. Trong thời gian tới ngành Y tế sẽ đi tiên phong trong việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ. Đây có thể sẽ là một hướng đi "cởi trói", để các bệnh viện thực hiện được tự chủ tài chính - con đường mà các đơn vị sự nghiệp công lập chắc chắn sẽ thực hiện.
Xin cảm ơn ông!
Thành Chung- Thúy Hà (thực hiện)
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều