• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nghị định 20: 'Điểm trúng huyệt' chuyển giá, doanh nghiệp nội thiệt nặng

01/11/2018 9:21 AM

(Chinhphu.vn) - Nghị định 20 quy định về quản lý thuế có hiệu lực từ 1/5/2017 được đánh giá đã "điểm trúng huyệt" các doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng báo lỗ triền miên...

Áp vào thực tiễn, Nghị định 20 lại ảnh hưởng "ngoài ý muốn" lên khối doanh nghiệp Việt, đặc biệt các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ - con.

Theo Nghijđịnh 20, chi phí lãi vay vượt trên mức 20% thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của DN.

Cụ thể, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp".

Áp vào thực tiễn, Nghị định 20 lại ảnh hưởng "ngoài ý muốn" lên khối doanh nghiệp Việt, đặc biệt các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ - con.

Cụ thể, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp".

Điều này có nghĩa nếu chi phí lãi vay vượt trên mức 20% thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Theo VnEconomy, rất nhiều doanh nghiệp - tập đoàn lớn đã phản ứng với quy định này của Nghị định 20. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính cho biết quy định khống chế trần lãi vay được khấu trừ khi tính thuế thu nhập không vượt 20% được áp dụng đã tác động lớn, tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty.

Cụ thể, Lilama và các công ty có quan hệ liên kết đều hoạt động ở Việt Nam, cùng chịu một mức thuế thu nhập doanh nghiệp nên không có động cơ chuyển giá nhằm mục đích hưởng lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

"Chi phí lãi vay của tổng công ty phát sinh thực tế từ việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng, theo giá thị trường có hồ sơ, chứng từ hợp lệ. Do vậy, quy định về mức trần trên tổng chi phí lãi vay được trừ bao gồm cả giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là chưa phù hợp với bản chất, mục đích của việc quản lý thuế đối với giao dịch liên kết", Lilama khẳng định quy định đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có quan hệ liên kết và không liên kết.

Lilama là tổng thầu EPC song vốn chủ sở hữu nhỏ chưa tương ứng với quy mô hoạt động. Năm 2017, doanh thu của công ty mẹ Lilama là 15.811 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 923 tỷ đồng.

Để thực hiện các dự án quy mô vừa và lớn, Lilama phải huy động lượng vốn vay lớn từ các tổ chức tín dụng dẫn đến chi phí lãi vay cao, vượt xa mức trần theo quy định của Nghị định. Lilama hoạt động theo mô hình mẹ - con để hỗ trợ nhau thực hiện các công trình lớn.

"Bản chất các giao dịch của công ty chỉ nhằm mục đích tăng năng lực cạnh tranh, tập trung chuyên môn hoá cho từng công ty trong tổng công ty. Nếu tránh quy định về mức trần chi phí lãi vay, tránh không có các giao dịch liên kết, Lilama sẽ buộc phải thuê nhà thầu bên ngoài. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh, không định hướng được chiến lược phát triển, một số công ty ty giảm việc làm và dẫn tới nguy cơ phá sản", Lilama nói.

Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho biết gặp rất nhiều vướng mắc, thậm chí thiệt hại khi áp dụng Nghị định 20. Cụ thể, tập đoàn này hoạt động theo mô hình mẹ - con, trong đó các giao dịch liên kết chính và lớn liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán điện và giao dịch "cho vay lại".

Trong giai đoạn sắp tới, nhu cầu đầu điện tăng cao khiến việc đầu tư dự án điện mới của EVN rất lớn. Tuy nhiên, vốn tự có của doanh nghiệp không đủ đáp ứng được nhu cầu đầu tư nên EVN và các thành viên vẫn phải huy động nguồn vốn vay trong và ngoài nước, đặc biệt trong giai đoạn 2017 -2025.

"Nếu tính theo Nghị định 20, tình hình tài chính của EVN và các tổng công ty phát điện là rất lớn, gây khó khăn trong cân đối vốn đầu tư của EVN khi thực hiện các dự án điện thuộc Quy hoạch điện của Chính phủ. Theo đó, EVN Genco 1 phải nộp thêm 339 tỷ đồng, EVN Genco 3 phải nộp thêm 216 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp", EVN tính toán.

Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Nhiệt điện Quảng Ninh... lần lượt gửi văn bản về Bộ Tài chính nói về sự vướng mắc, phức tạp khi thực hiện Nghị định 120. Các doanh nghiệp đều đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn, sửa đổi Khoản 3, điều 8 của Nghị định 20.

Kiến nghị sửa đổi Nghị định 20

Mục tiêu ban đầu của quy định này là nhằm hạn chế việc chuyển thu nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến một doanh nghiệp khác ở nước ngoài (cùng một Tập đoàn đa quốc gia) nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế phải nộp.

Song thực tế áp dụng thì đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề lại là các doanh nghiệp Việt, đặc biệt những doanh nghiệp đang đầu tư vào những ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn, như vậy là hoàn toàn trái với mục tiêu ban đầu khi ban hành Nghị định.

Quy định khống chế lãi tiền vay được trừ thu nhập chịu thuế tại Nghị định này còn phát sinh việc đánh thuế trùng đối với cùng một giao dịch kinh doanh - lãi tiền vay. Chẳng hạn, bên cho vay phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ lãi tiền vay, bên đi vay phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần chi phí tiền vay vượt mức khống chế.

Theo Thanh Niên, không những các tập đoàn nhà nước mà các công ty có công ty con, công ty thành viên hay có hoạt động đầu tư cũng sẽ bị tác động lớn. Giám đốc một doanh nghiệp bán lẻ ví dụ công ty có phát sinh lãi vay từ giao dịch liên kết chỉ khoảng 100 triệu đồng trong khi có số vay lên mức cả 10 tỉ đồng ở ngân hàng thì vẫn bị quy chung về trần chi phí lãi vay ở mức 20% là quá “gắt”. Việc tính chung như trên là không hợp lý trong quá trình hoạt động của nhiều doanh nghiệp nói chung, mang tính tận thu của cơ quan quản lý thuế.

TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, cho rằng với các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp thì chắc chắn việc khống chế mức trần chi phí lãi vay sẽ bị tác động rất lớn. Đặc biệt đối với các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ càng gặp khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế. Từ đó có thể khiến họ rụt rè trong vấn đề mở rộng hoạt động đầu tư.

“Quy định về TNDN hiện hành cho phép các công ty được khấu trừ toàn bộ chi phí hợp lý, hợp lệ. Như vậy, việc khống chế trần tỷ lệ lãi vay ở mức 20% mâu thuẫn với luật thuế hiện hành nên cần phải có sự chỉnh sửa cho phù hợp”, TS Nguyễn Văn Thuận nói.

Các ý kiến đề nghị khắc phục quy định bất hợp lý của Nghị định 20 để tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Theo đó, đề nghị sửa đổi đối tượng áp dụng phần chi phí lãi vay phát sinh không vượt quá 20% với hai đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quan hệ liên kết qua biên giới và các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có giao dịch về vay vốn với các bên có quan hệ liên kết có mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau, chứ không khống chế đại trà như Nghị định 20 hiện hành đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Thành Đạt
(tổng hợp)

Top