• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nghị định mới về phân bón: Còn giấy phép con?

13/10/2017 3:43 PM

(Chinhphu.vn) – Trong khi có ý kiến cho rằng Nghị định mới về quản lý phân bón vẫn còn bóng dáng của giấy phép con gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp thì ý kiến khác lại cho rằng số lượng sản phẩm phân bón của Việt Nam “đẻ” quá nhanh với số lượng quá lớn khiến cơ quan chức năng quản lý không xuể.

Những quan điểm khá trái ngược này đang được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8 bước để nhập khẩu

Một số tờ báo như VnEconomy hay báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết theo phản ánh của một số doanh nghiệp thì Nghị định 108/2017 NĐ-CP  có bóng dáng của nhiều giấy phép con, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Lấy ví dụ, một công ty nhập khẩu sản phẩm phân bón từ Mỹ về Việt Nam phải thực hiện các bước, gồm: 1. Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm; 2. Hợp đồng khảo nghiệm; 3. Hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm của Cục Bảo vệ Thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép thực hiện; 4. Sau 2 năm có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ Thực vật để thành lập Hội đồng xét duyệt kết quả; 5. Sau khi được Hội đồng xét duyệt, công ty làm đơn xin Cục Bảo vệ Thực vật các sản phẩm đó được phép lưu hành tại Việt Nam; 6. Sau khi sản phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam, công ty nhập khẩu về phải xin đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước; 7. Sau khi sản phẩm được kiểm tra nhà nước, công ty phải thuê một đơn vị chứng nhận hợp quy; 8. Sau khi sản phẩm được chứng nhận hợp quy, công ty lại đưa hồ sơ đó lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin công bố hợp quy.

Một công ty về phân bón ở Mỹ có văn phòng tại TPHCM đã cho biết, họ muốn nhập khẩu 6 sản phẩm phân bón từ Mỹ về thị trường Việt Nam thì phải qua 8 bước trên, riêng chi phí khảo nghiệm 6 loại phân bón theo quy định trong Nghị định 108 thì đã phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để thuê các đơn vị khảo nghiệm trong thời gian 2 năm. Ngoài ra còn nhiều chi phí khác không thể liệt kê ra được.

Nhìn ra các nước trong khu vực, có thể thấy Thái Lan, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, có hẳn luật về quản lý sản xuất sản phẩm phân bón: “Luật Phân bón (Số 2) B.E. 2550”.

Luật này quy định: doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh (1 tuần làm việc); doanh nghiệp đăng ký mã số thuế (1 tuần làm việc); đăng ký môi trường nơi sản xuất (2 tháng). Trước khi sản xuất, doanh nghiệp chỉ cần đưa mẫu phân muốn sản xuất nộp lên Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan để được cấp giấy sản xuất, hàm lượng và thiết kế bao bì phải giống với tên gọi và nội dung đăng ký trước đó. Nếu thay đổi mẫu bao hay tên gọi sản phẩm thì đăng ký lại (thời gian khoảng 6 tháng).

Trong khi đó, Malaysia rất thoáng về tiêu chuẩn, thời gian khảo nghiệm đối với phân hữu cơ cũng chỉ mất 6 tháng, thủ tục giấy tờ cũng rất đơn giản. Nhưng mỗi lần bán hàng cho khách hàng họ đều tự lấy mẫu gửi đến trung tâm kiểm định chất lượng, nếu hàm lượng thiếu, không đúng theo hợp đồng họ sẽ kiện bắt đền bù và có khả năng phá sản doanh nghiệp nếu kinh doanh không đúng với công bố chất lượng.

Tại Indonesia, các thủ tục cũng gần giống như ở Thái Lan, nhưng chỉ có thêm điều khoản đăng ký 1 sản phẩm mới phải nộp cho nhà nước phí khoảng 30.000 USD...

Số lượng phân bón tăng quá nhanh, gây khó cho quản lý?

Trong khi đó, theo tại thông tin từ hội thảo phát triển chiến lược phân bón hữu cơ và phổ biến Nghị định 108 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức tại TPHCM ngày 13/10, thì số lượng phân bón tại Việt Nam đang tăng quá nhanh.

Báo cáo của Bộ cho biết tính đến tháng 1/2017 mới chỉ có 6.052 sản phẩm phân bón; trong đó 5.675 sản phẩm phân bón vô cơ (Bộ Công Thương tổng hợp và công bố), 377 phân bón hữu cơ và phân bón khác (Bộ NN&PTNT tổng hợp và công bố).

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay số lượng sản phẩm công bố hợp quy đã tăng lên và đạt con số 14.174 sản phẩm, tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm tháng 1.2017. Cụ thể số lượng phân bón vô cơ tăng 7.748 sản phẩm; phân bón hữu cơ và phân bón khác tăng 374 sản phẩm.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng trong 8 tháng mà số lượng sản phẩm phân bón vô cơ tăng tới 7.748 sản phẩm, rõ ràng cách thức quản lý của chúng ta thời gian qua có vấn đề, có biểu hiện buông lỏng trong quản lý. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia họ chỉ có chừng 1.000 sản phẩm.

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết hiện nay, nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam ước khoảng 11 triệu tấn các loại. Hiện cả nước có 706 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động

Theo ông Thúy, số lượng sản phẩm phân bón của Việt Nam là quá lớn, đặc biệt “đẻ” quá nhanh trong một thời gian ngắn, công tác quản lý không đủ sức để kiểm soát.

Trong khi đó, theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP là thống nhất một đầu mối quản lý phân bón là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước kia Bộ Công Thương cũng tham gia quản lý).

Đồng thời thay đổi phương thức quản lý theo hướng quản lý chặt chẽ để giảm tối đa việc sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng... tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp làm ăn bài bản, đúng quy định của pháp luật.

Thanh Hằng
(tổng hợp)

Top