• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nghị định mới về phân phối hàng hóa phải mới

11/04/2016 12:00 PM

Một ngày cuối năm 2015, Bộ Công Thương gửi công văn(1) hướng dẫn cơ quan cấp phép đầu tư ở các địa phương về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam để kinh doanh mua bán hàng hóa.

Công văn ra đời trong bối cảnh Nghị định 23/2007/NĐ-CP điều chỉnh vấn đề nói trên đã bắt đầu trở nên lạc điệu với Luật Đầu tư mới, trong khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường phân phối bằng cách mua lại doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều.

Có mới, vấn vương cũ

Theo Bộ Công Thương, “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) để được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh”. Tức là doanh nghiệp Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn kinh doanh theo kiểu mua đi, bán lại hàng hóa phải xin thêm giấy phép con từ Bộ Công Thương.

Khổ nỗi, giờ lục tung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cũng không biết “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” là doanh nghiệp gì mà chỉ còn khái niệm “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Quan trọng hơn, có phải theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp Việt dù chỉ có một cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cũng là “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”?

Hay là phải áp dụng nguyên tắc của Luật Đầu tư, tức là chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn trở lên thì doanh nghiệp mới cần có giấy phép con này? Nếu cách hiểu đầu tiên là đúng thì không biết Bộ Công Thương sẽ xử lý sao với hàng ngàn doanh nghiệp Việt đang có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần, phần vốn góp mà chưa có giấy phép kinh doanh.

Ngưng kinh doanh, chờ giấy phép

Cũng theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Điều này là hợp lý nếu đó là doanh nghiệp được thành lập mới, phải có giấy phép con rồi mới kinh doanh. Nhưng có lẽ Bộ Công Thương không hiểu yêu cầu này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bán vốn cho nước ngoài “mếu máo”.

Sở dĩ vậy là vì khi giao dịch góp vốn, mua cổ phần hoàn tất, nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu cổ phần, cũng là lúc doanh nghiệp thuần Việt trở thành “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, nhưng để có giấy phép kinh doanh thì còn phải mất ít nhất 18 ngày làm việc (theo luật), thậm chí có thể là vài tháng (theo thực tế).

Theo Bộ Công Thương, suốt thời gian này doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh mua bán hàng hóa. Thử tưởng tượng một doanh nghiệp bán buôn thực phẩm với hệ thống phân phối rộng khắp, bán hàng cho siêu thị to đến nhà hàng nhỏ, phải ngưng cung cấp hàng vì phải chờ giấy phép kinh doanh. Thiệt hại mà doanh nghiệp này phải gánh là không hề nhỏ.

Ý anh, ý tôi

Nghị định 23 nói trên có đặt ra một điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh. Đó là nhà đầu tư nước ngoài phải đến từ các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa. Ví dụ, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO là một điều ước như thế và do vậy nhà đầu tư đến từ Cayman Islands vốn không không phải là thành viên WTO sẽ không được tham gia hoạt động mua đi, bán lại hàng hóa ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 118/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 27/12/2015), theo đó nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO. Tinh thần của quy định này cởi mở hơn nhiều so với Nghị định 23 nói trên.

Mặc dù vậy Bộ Công Thương vẫn dựa vào Nghị định 23 (vốn do chính bộ này soạn thảo) để từ chối nhà đầu tư đến từ Cayman Islands đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam.

Nghị định mới phải mới

Đầu tháng 3/2016, Văn phòng Chính phủ ra công văn(2) thông báo ý kiến lãnh đạo Chính phủ đồng ý để Bộ Công Thương nhanh chóng soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 23 vào tháng 7 năm nay. Hy vọng rằng Bộ Công Thương với tinh thần đổi mới và tiếp thu sẽ giải quyết các vấn đề nói trên trong nghị định mới, bao gồm những điểm sau đây:

Thứ nhất, làm rõ đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Về điểm này Bộ Công Thương nên theo tinh thần của Luật Đầu tư mới, theo đó chỉ doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài nắm (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ 51% vốn trở lên mới phải xin cấp giấy phép kinh doanh khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa.

Thứ hai, quy định hợp lý hơn về thời điểm cấp giấy phép kinh doanh trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt. Sẽ hợp lý nếu Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh trước hoặc cùng lúc với thời điểm cơ quan cấp phép địa phương chấp thuận việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (theo điều 26 Luật Đầu tư). Có như vậy công việc kinh doanh của doanh nghiệp mới không bị ngưng trệ khi giao dịch góp vốn, mua cổ phần hoàn tất.

Thứ ba, tiếp thu tinh thần của Nghị định 118, theo đó nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO vẫn được tham gia đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam.

Ngoài ra Bộ Công Thương nên trao quyền cho cơ quan cấp phép địa phương như gợi ý của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu để phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho cơ quan cấp phép địa phương (sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc ban quản lý khu công nghiệp).

Kể từ năm 2007, thời điểm nhà đầu tư nước tham gia vào thị trường phân phối hàng hóa nhờ cam kết mở cửa của Việt Nam với WTO, Việt Nam đã đặt ra các hàng rào pháp lý để làm chậm quá trình này, tạo thêm thời gian cho hệ thống phân phối trong nước kịp lớn. Những quy định góp phần hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực màu mỡ này, tuy cần thiết, nhưng phải minh bạch và hợp lý. Nếu không, sẽ tạo dư địa cho lợi ích cá nhân và làm sâu sắc thêm tính thiếu đồng bộ và không tiên liệu trước được của pháp luật Việt Nam.

LS Trương Hữu Ngữ
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

(1) Công văn 12933/BCT-KH ngày 18/12/2015

(2) Công văn 1315/VPCP-KTTH ngày 2/3/2016

 

Top