- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Người phát ngôn Chính phủ trả lời về quan ngại khi hội nhập
(Chinhphu.vn) – Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên, Người Phát ngôn Chính phủ, thời gian tới, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Mới đây, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, một số chuyên gia bày tỏ quan ngại và nhận xét rằng Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại tự do nhưng quản trị doanh nghiệp và thể chế, điều hành quốc gia của Nhà nước còn chậm đổi mới nên khả năng nắm bắt, khai thác cơ hội từ hội nhập còn thấp. “Xin cho biết quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này?” là câu hỏi được đặt ra với Người Phát ngôn Chính phủ.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Nên cho biết: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là chủ động hội nhập quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác tối đa những cơ hội thuận lợi, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Đến nay nước ta đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang tiếp tục đàm phán 05 FTA khác.
Thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế, quyết liệt triển khai 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Cùng với các nỗ lực của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động đổi mới quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi sản xuất của khu vực và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu. Sau khi các FTA có hiệu lực, các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều đạt mức tăng trưởng rõ rệt.
Cụ thể là, xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc sau khi có FTA (mới chỉ tính FTA Hàn Quốc đã kí với ASEAN trong đó có Việt Nam; chưa tính FTA song phương sẽ có hiệu lực tháng 01/2016) tăng bình quân 38%/năm (trước FTA là 16%/năm); vào Nhật Bản tăng 28%/năm (trước FTA là 26%/năm); vào Hoa Kỳ cũng đã vươn lên đứng đầu các nước ASEAN sau hơn 10 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)...
Tuy nhiên, Người phát ngôn của Chính phủ cũng cho rằng những kết quả này còn chưa đáp ứng được kỳ vọng.
“Thời gian tới Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên chia sẻ với báo chí.
Thành Đạt
các tin mới nhận

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu thủy sản đạt trên 3 tỷ USD

Infographics: 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân
Tin đọc nhiều