• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nguyên Thứ trưởng TN&MT: ‘Ma trận’ thủ tục tại dự án sử dụng đất

11/08/2016 2:24 PM

(Chinhphu.vn) – “Thủ tục với các dự án đầu tư có sử dụng đất hiện đúng như một ma trận”, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển thốt lên như vậy khi góp ý vào dự án luật sửa đổi các luật về đầu tư, kinh doanh.

Dự án luật này đang được Chính phủ thúc đẩy để có thể trình ra Quốc hội vào cuối năm nay.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Mạnh Hiển, các dự án đầu tư có sử dụng đất hiện phải qua 24 thủ tục. Ảnh VGP/Hà Chính


Tại hội thảo ngày 11/8 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức về dự án luật, ông Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KTXH tỉnh Bắc Ninh, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh này, cho rằng đây là sáng kiến rất đáng hoan nghênh, với nhiều điểm tích cực về cách làm, phạm vi, tiến độ…

Theo ông Bắc, ngày từ năm 2008, tỉnh đã kiến nghị sửa cùng lúc các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, nhưng không được lắng nghe. “Xã hội và doanh nghiệp đã chờ đợi quá lâu rồi”, ông Bắc nói. 

Từ góc nhìn của nguyên Thứ trưởng

Tại hội thảo, một trong những vấn đề nổi lên là các thủ tục đối với dự án đầu tư có sử dụng đất. Theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, trình tự thực hiện các dự án này qua rất nhiều bước, với 24 công việc, qua cửa nhiều cơ quan khác nhau như TNMT, Xây dựng, Đầu tư, Công Thương, Phòng cháy chữa cháy. Mặt khác, các quy định nằm tại rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

“Nên đương nhiên chồng chéo, phức tạp. Đặc biệt là với những dự án đầu tư xây dựng không thông qua đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất”, ông Hiển nhận xét.

Ông Hiển, đại diện cho nhóm nghiên cứu của CIEM và dự án GIG, cho biết đã phát hiện hàng loạt vấn đề vướng mắc, chồng chéo, không thống nhất, không tương thích về thủ tục giới thiệu địa điểm xây dựng, thủ tục xác định nhu cầu sử dụng đất, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư giữa các Luật Xây dựng, Nhà ở, Đầu tư.

Ví dụ, nhà đầu tư thực hiện dự  án xây dựng có mục đích để ở và kinh doanh thì căn cứ theo Luật Nhà ở, nhưng nếu dự án được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đầu thầu theo Luật Đầu tư, thì doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đều lúng túng không biết thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo luật nào.

Hay Luật Đầu tư và Luật Đất đai cũng có xung đột trong quy định về việc chấm dứt dự  án và thu hồi đất. Luật Đầu tư quy định chấm dứt dự án sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện, trong khi Luật Đất đai lại cho phép gia hạn 24 tháng.

Vẫn chừng ấy cơ quan, sao thủ tục cứ lặp đi lặp lại?

 Câu hỏi được ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM đặt ra tại hội thảo.

“Với các dự án liên quan đến đất đai, xây dựng, thì các cơ quan ra quyết định là giống nhau, đều là Quốc hội, Thủ tướng và UBND. Các cơ quan tham mưu quanh đi quẩn lại cũng chỉ có KHĐT, Xây dựng, TNMT. Cùng giải quyết một số vấn đề, thế nhưng các thủ tục cứ lặp đi lặp lại ở các khâu, khâu này xin ý kiến rồi, đến khâu khác lại xin ý kiến lại”, ông Hiếu nêu vấn đề.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng cần tư duy lại về chủ trương đầu tư. “Chủ trương đầu tư là gì, rất sơ sài nhưng lại cực kỳ quan trọng. Chủ tịch tỉnh mà đồng ý chủ trương đầu tư thì mọi việc khác chỉ là thủ tục”, ông Cung nói.

Cùng quan điểm này, ông Phan Đức Hiếu cho rằng bất cập lớn nhất hiện nay chính là nội dung về quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư. Thủ tục này đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều cơ quan khác để thẩm tra phù hợp quy hoạch, đánh giá nhu cầu sử dụng đất, đánh giá sơ bộ môi trường…

Để rồi tới các thủ tục sau đó, theo quy định của các luật khác, lại lặp lại các công việc này. Như theo Luật Nhà ở thì lại phải xin lại quyết định chủ trương đầu tư với dự án nhà ở, theo Luật Xây dựng thì đòi hỏi thủ tục quy hoạch xây dựng, theo Luật Đất đai thì lại phải đánh giá nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng, theo Luật Bảo vệ môi trường thì phải làm đánh giá tác động môi trường…

Ông Hiếu kiến nghị, cần sửa luật để trả lại bản chất cho thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, đó là chỉ  nhằm lựa chọn nhà đầu tư. Còn sau khi được lựa chọn, thì nhà đầu tư bắt đầu thực hiện song song cùng lúc các thủ tục khác.

“Khó như đi thỉnh kinh”

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng hành trình xin giấy phép xây dựng hiện nay khó như “Tam Tạng đi thỉnh kinh” và thủ tục càng ngày càng phức tạp, khó khăn.

Cụ thể, nếu trước 2006, quy trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng chỉ mất khoảng 1 năm, thì với việc bổ sung thêm các thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thủ tục về điện nước, phòng cháy chữa cháy, môi trường, chứng nhận quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất… thì hiện nay để khởi công một công trình mất tới 3-4 năm.

Ông Đực lấy ví dụ, với thủ tục thẩm định thiết kế, “không biết một năm cán bộ của Bộ Xây dựng phải bay bao nhiêu chuyến vào TPHCM”. Ông Đực kiến nghị nên để cho tư vấn thẩm tra hoặc ủy quyền cho UBND TPHCM, TP Hà Nội, còn Bộ Xây dựng tập trung vào các công trình sử dụng ngân sách nhà nước hiện đang bị lãng phí, đội vốn nhiều.

“Trước đây giá nhà chỉ khoảng 6 triệu đồng m2, nay lên tới khoảng 20 triệu đồng. Tất nhiên do nhiều yếu tố, nhưng không thể loại bỏ yếu tố thủ tục hành chính. Cơ quan quản lý đặt quá nhiều thủ tục với lý do nhằm nâng cao chất lượng công trình, nhưng nghịch lý là thủ tục nhiều quá, lâu quá, chi phí cao, nên chủ đầu tư bù lại bằng cách “ăn gian” chất lượng”, ông Đực nêu hiện trạng.

Theo tính toán, cứ kéo dài thời gian xây dựng thêm 1 năm thì doanh nghiệp sẽ mất thêm 5% chi phí và đương nhiên người mua nhà phải gánh chịu. “Tôi thấy cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Tôi là kỹ sư, tôi thuyết phục công trình này chỉ cần sử dụng móng bè, chứng minh bằng số liệu, nhưng các ông cứ lấy cảm tính mà bắt đóng cọc”, ông Đực nói.

Hà Chính

Top