• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nhân tố mới sẽ buộc DN vận tải cạnh tranh giảm giá?

08/09/2015 6:12 PM

(Chinhphu.vn) - Việc ứng dụng CNTT là một trong những biện pháp giúp tránh lãng phí xăng dầu, qua đó có điều kiện giảm giá cước vận tải và tiết kiệm chi phí đi lại của người tiêu dùng.

Ảnh" VGP/Lê Anh.

Tại tọa đàm “Giá cước vận tải và quyền lợi của người tiêu dùng” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) tổ chức ngày 8/9 tại TPHCM, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch VINASTAS cho biết, người tiêu dùng đang chịu nhiều thiệt hại khi các doanh nghiệp (DN) vận tải không chịu giảm giá cước mặc dù giá xăng dầu đã giảm 5 lần liên tiếp (khoảng 16,73%) trong 3 tháng vừa qua.

Việc giá cước vận tải không giảm khiến người tiêu dùng bị thiệt hại kép khi những mặt hàng liên quan khác cũng vin vào đó để “neo giá”.

Lý giải cho sự chậm trễ giảm giá cước, các hãng vận tải thường đưa ra nhiều nguyên nhân, đồng thời khẳng định, giá cước vận tải cần được thực hiện theo cơ chế giá thị trường.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết, giá cước vận tải được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, cần để thị trường quyết định và để các DN cạnh tranh với nhau về giá… là quan điểm đúng, và Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào việc định giá của DN.

Tuy nhiên, theo ông Thoả, hiện nay giá cước taxi ở Việt Nam đang cao hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Điều đó khiến chúng ta phải có những quyết sách mạnh đối với việc điều tiết giá cước vận tải.

Phó Chủ tịch VINASTAS thì cho rằng, để phát huy những ưu thế của cơ chế thị trường, các cơ quan quản lý cần kiến tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, đồng thời có chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực dịch vụ vận tải.

Việc ứng dụng CNTT từ kinh nghiệm nước ngoài là một trong những biện pháp giúp cho việc tránh lãng phí xăng dầu, qua đó có điều kiện giảm giá cước và tiết kiệm chi phí đi lại của người tiêu dùng.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia khẳng định: Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả của ngành vận tải là một xu hướng tất yếu và đang được Nhà nước hết sức khuyến khích phát triển. Gần đây, Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề nghị cho phép triển khai Đề án thí điểm GrabCar.

Những phần mềm ứng dụng này sẽ giúp tăng hiệu quả trong điều hành và quản lý vận tải, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có thêm thông tin hỗ trợ quản lý, nâng cao kết quả và hiệu quả trong thu thuế. Đồng thời giúp khách hàng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ, giúp DN giảm tỉ lệ xe rỗng chạy trên đường, qua đó giảm được chi phí vận hành và cước phí cho người tiêu dùng.

Lê Anh

Top