• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nhập khẩu ô tô: Cần thêm nhiều điều kiện ràng buộc

05/06/2017 5:02 PM

(Chinhphu.vn) – Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, đang được đưa ra lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Một số ý kiến cho rằng cần có thêm nhiều điều kiện ràng buộc với nhà nhập khẩu xe ô tô.

Hiện nay, ở Việt Nam có hai hình thức kinh doanh ô tô nhập khẩu là các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô như Trường Hải THACO, Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Mercedes-Benz Việt Nam, Ford Việt Nam và các nhà nhập khẩu phân phối chính thức của các hãng xe như BMW, Audi, Porsche, Renault Samsung...

Theo Thông tư 04/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì khi làm thủ tục nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp “Giấy chỉ định” hoặc “Giấy ủy quyền” là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó, đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự.

Tuy nhiên, với dự thảo Nghị định, các nhà nhập khẩu ô tô, nhất là loại ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ được cởi bỏ các quy định về “Giấy chỉ định”, “Giấy ủy quyền” nói trên.

Thế nhưng, nếu quy định đối với nhà sản xuất, lắp ráp ô tô được xem là ngày càng bị siết chặt, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì đối với nhà nhập khẩu, tại dự thảo Nghị định, các điều kiện bắt buộc về an toàn tính mạng, giá trị tài sản của người mua chưa thực sự được đặt ngang bằng với các điều kiện khác.

Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 21 dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp nhập khẩu ô tô sẽ được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng điều kiện là có ít nhất 1 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phù hợp với loại ô tô nhập khẩu và đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này. Điều này sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng vì mỗi nhà nhập khẩu chỉ cần có 1 cơ sở bảo hành là quá ít.

Ví dụ, nhà nhập khẩu bán hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nếu cơ sở đặt ở Hà Nội (hoặc TP. Hồ Chí Minh) thì khách hàng ở một trong hai thành phố phải di chuyển tới 2.000 km để được bảo hành bảo dưỡng; hoặc đặt ở Đà Nẵng, khách hàng ở miền Bắc, miền Nam muốn bảo hành cũng sẽ phải di chuyển qua quãng đường trên dưới 1.000 km. Điều này khiến cho thời gian bảo hành, chất lượng sửa chữa khó đảm bảo.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định và phải cam kết trách nhiệm bảo hành, triệu hồi xe khi phát sinh lỗi từ nhà sản xuất nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp nhập xe về bán sang tay, không quan tâm hoặc lơ là tới chất lượng, an toàn của sản phẩm.

Dự thảo Nghị định cần quy định số cơ sở bảo hành bảo dưỡng của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tối thiểu là 3 (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) hoặc 5 (đủ 5 thành phố trực thuộc trung ương), hay phải có các cơ sở bảo dưỡng tại những thành phố, địa phương đặt cửa hàng.

Bên cạnh đó, trong dự thảo, vấn đề thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu chưa thực sự chặt chẽ, đặc biệt là vấn đề thu hồi xe bị lỗi. Bởi, nếu không phải là nhà nhập khẩu, phân phối, đại lý “chính hãng”, liệu các nhà nhập khẩu nhỏ lẻ có thẩm quyền triệu hồi trong trường hợp ô tô nhập khẩu bị lỗi kỹ thuật, hay có đảm bảo đủ điều kiện hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp phụ tùng, linh kiện chính hãng hay không. Dự thảo hiện chưa có những quy định cụ thể, chặt chẽ với những nhà nhập khẩu nhỏ lẻ trong trường hợp này.

Nhận xét và phân tích về vấn đề này, nhiều đại biểu quốc hội cũng đã chỉ rõ, ô tô là ngành đòi hỏi phải yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, không phải là hàng hóa thông thường mà là hàng hóa đặc biệt. Đại biểu Quốc hội Lưu Đức Long (đoàn Vĩnh Phúc) khẳng định, việc tổ chức, lắp ráp xe ô tô cần có dây chuyền hiện đại, có đội ngũ kỹ sư trình độ cao, ngành này đòi hỏi quy mô, công nghệ tiêu chuẩn chứ không phải cá nhân nào cũng làm được. Tương tự như vậy, việc nhập khẩu ô tô không phải có người, có tiền là mua một vài cái xe. Việc này cần quy trình nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng và cộng đồng.

Minh Thi

Top