- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho DN trong bối cảnh dịch COVID-19
(Chinhphu.vn) - Trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai các chính sách để thực hiện chặt chẽ công tác giám sát, quản lý hải quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa) thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi kiểm tra hàng hóa. |
Hỗ trợ giải quyết vướng mắc kịp thời
Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, cá nhân trong thực hiện thủ tục hải quan; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần đẩy lùi và hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch bệnh.
Đồng thời chỉ đạo các cửa khẩu, sân bay quốc tế triển khai thông quan nhanh hàng hóa, đặc biệt là hàng viện trợ phục vụ công tác phòng, chống dịch và kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cán bộ, công chức có hành vi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và giám sát tự động tại sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Hướng dẫn phối hợp giữa các đơn vị trong Ngành đảm bảo thông quan hàng hóa tại các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly theo quy định phòng chống dịch. Bố trí địa điểm (có trang bị đầy đủ các điều kiện phòng dịch) để cán bộ, công chức làm việc với doanh nghiệp nếu cần thiết...
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ áp dụng chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 như: Công ty TNHH Văn Lang nhập khẩu 2.000 máy thở, Công ty Hansae Hàn Quốc nhập khẩu 170.600 áo choàng y tế (vải kháng khuẩn) tặng Chính phủ, Bộ Y tế.
Từ tháng 1/2021 đến 23/6/2021, số thuế nhập khẩu đã miễn đối với các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch theo Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 7/2/2020 và Quyết định số 436/QĐ-BTC ngày 27/3/2020 của Bộ Tài chính là 6,317 tỷ đồng.
Để triển khai giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan nhanh hàng hóa tại cửa khẩu và đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đồng thời có công điện khẩn chỉ đạo cục hải quan tỉnh, thành phố khẩn trương tạo điều kiện và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung qua cửa khẩu biên giới; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho doanh nghiệp.
Bố trí cán bộ công chức giải quyết thủ tục thông quan và giám sát hàng hóa xuất khẩu là nông sản qua cửa khẩu ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ; ưu tiên, bố trí, sắp xếp các xe đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa trước được đi qua cửa khẩu sớm.
Phối hợp với các lực lượng Biên phòng, Công an để điều tiết giao thông cho xe ra vào, không bị ùn tắc, đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra tình trạng mất ổn định gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin về thủ tục hải quan và chính sách hàng hóa của phía nhập khẩu và tuyên truyền phổ biến cho doanh nghiệp.
Đảm bảo công tác quản lý
Về quản lý thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các tờ khai nhập khẩu ô tô, xe máy; rượu nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa; hàng xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng khai báo một lần, xuất nhập khẩu nhiều lần…
Tăng cường quản lý đối với mặt hàng cá tầm nhập khẩu theo đề nghị của Bộ Công Thương, theo đó đã ban hành công văn hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất chính sách và thủ tục nhập khẩu cá tầm.
Xử lý vướng mắc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là nguyên liệu có nguồn gốc thực vật dùng để sản xuất thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc xuất khẩu đá vôi và tăng cường quản lý khoáng sản xuất khẩu. Đồng thời xử lý vướng mắc trong việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài của hàng hóa xuất khẩu tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tổng cục Hải quan đánh giá, quản lý, thực hiện thủ tục hải quan tiếp tục được tăng cường trên tất cả các khâu. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý giám sát trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Kịp thời giải quyết các vướng mắc của hải quan địa phương, đặc biệt các vướng mắc liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
N.Linh
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều