• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Những bài học đáng giá

22/03/2019 6:31 AM

(Chinhphu.vn) - Từ trái dừa ít ai để ý, thậm chí đã có lúc người nông dân phải chặt bỏ để trồng cây khác vì bán cũng như cho, nhưng cách làm của Công ty Dừa Lương Quới đã đưa trái dừa Bến Tre trở thành sản phẩm thương hiệu quốc gia.

Câu hỏi đặt ra là tại tỉnh Bến Tre, tại Việt Nam, còn có loại trái cây nào, loại cá, tôm, thủy sản nào có thể trở thành thương hiệu quốc gia và sản phẩm thương hiệu thế giới?

 

Sản phẩm của Dừa Lương Quới cũng được nhiều người tiêu dùng ở Mỹ đánh giá sản phẩm dừa số 1 của thế giới. Cùng với đó, đời sống người nông dân trồng dừa cung cấp cho Lương Quới ngày càng khá lên và ổn định.

 

Đây là một bài học đáng nghiên cứu trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp. Riêng về nông nghiệp, trong những nằm gần đây, đã có rất nhiều trường hợp Nhà nước và xã hội phải “giải cứu” cho dưa hấu, thanh long, vải thiều, heo, gạo…

 

Một trong những nguyên nhân chính đó là nông sản chúng ta chưa có thương hiệu, đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thương lái… Câu chuyện “được mùa – mất giá”, “được giá – mất mùa” xảy ra thường xuyên.

 

Nông sản của Việt Nam được sản xuất chủ yếu bởi các hộ gia đình. Một nền nông nghiệp được điều hành bởi các hộ tiểu nông nên không thể nào sản xuất với giá thành thấp, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập thế giới sâu rộng hiện nay, sản xuất nông nghiệp không có quy mô lớn sẽ không thể cạnh tranh được vì không có công nghệ. Kéo theo đó là những lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm và đối mặt với các rào cản kỹ thuật.

 

Thí dụ, sản phẩm gạo, cá ba sa, tôm là niềm tự hào của Việt Nam, được ca ngợi nhiều, nhưng hơn 20 năm xuất khẩu gạo, chất lượng gạo không có nhiều cải thiện và vẫn chỉ ở phân khúc giá rẻ. Hay như cá và tôm, bán hàng vào được thị trường EU, Hoa Kỳ nhưng không ổn định, khi được khi không do chất lượng không ổn định.

 

Do vậy, cần phải tìm ra những phương thức sản xuất mới, vừa nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Khi có phương thức sản xuất, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò hạt nhân, liên kết và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, thông qua những sáng kiến mô hình sản xuất kinh doanh với hàm lượng công nghệ, chất lượng cao, đặc biệt có sự liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị.

 

Với chính quyền địa phương, bài học rút ra từ câu chuyện Dừa Lương Quới là cần định hướng cho người nông dân trồng loại dừa hữu cơ và cung ứng sản phẩm đầu ra bền vững cho các công ty.

Nhìn rộng hơn, câu hỏi đặt ra là tại tỉnh Bến Tre, tại Việt Nam, còn có loại trái cây nào, loại cá, tôm, thủy sản nào có thể trở thành thương hiệu quốc gia và sản phẩm thương hiệu thế giới?

 

Những mẫu số thành công

 

Từ Dừa Lương Quới cũng như nhiều tấm gương khác như Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk, Công ty Cổ phần Traphaco…, chúng ta thấy có một số mẫu số chung.

 

Đó trước hết là chiến lược kinh doanh, sản xuất sản phẩm phải hướng đến xu thế của người tiêu dùng thế giới là chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày nay đó là “sản phẩm hữu cơ” (organic).

 

Đồng thời, xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, như Traphaco kiên trì theo đuổi “con đường sức khoẻ xanh” bằng chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Sản phẩm của các công ty này cũng đều được các cơ quan, tổ  chức uy tín chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng.

 

Muốn được như vậy, Nhà nước phải tập trung giải quyết vấn đề tích tụ, tập trung đất đai để doanh nghiệp dễ dàng hình thanh vùng nguyên liệu tập trung, là cơ sở để tổ chức sản xuất theo quy trình khép kín, chặt chẽ và theo phương thức canh tác mới, đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng hữu cơ.

 

Trên thực tế, Vinamilk đã phải tổ chức vùng nguyên liệu cho riêng mình và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu với hệ thống trang trại trải dài khắp các vùng miền trong nước. Traphaco, thương hiệu nổi tiếng nhất ngành dược Việt Nam cũng đã tổ chức vùng trồng 4 dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO được duy trì và mở rộng.

 

Cùng với đó, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng tường thương hiệu cho nông sản Việt Nam; quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung theo thổ nhưỡng vùng miền.

 

Nhà nước cũng cần tập trung giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế. Chẳng hạn, doanh nghiệp Việt nam chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường khổng lồ Ấn Độ với 1,2 tỷ dân. Có nhiều trở ngại như chưa mở đường bay thẳng Việt Nam - Ấn Độ, giao dịch ngân hàng giữa 2 nước còn rất khó khăn…

 

Theo báo cáo của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu vừa công bố vào năm nay, chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam đứng thứ 6 trong số 54 nền kinh tế tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu của AlphaBeta cũng xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 2 về môi trường đầu tư công nghệ và thứ 3 về nhân tài số trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương…

 

Đó là những lợi thế mới của Việt Nam trong nền kinh tế số, bên cạnh những lợi thế truyền thống: vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi, sự ổn định về chính trị - xã hội, quy mô thị trường lớn gắn kết nối với các hiệp định thương mại tự do, lực lượng lao động trẻ, dồi dào và chi phí thấp…

 

Thời cơ chưa từng có nhưng đi kèm với nhiều thách thức rất lớn, đòi hỏi nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải quyết liệt đổi mới sáng tạo; để phát triển bền vững chúng ta cần phải có cách làm sáng tạo Việt Nam, phải tìm ra  những cách thành công sáng tạo tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

 

Từ những cách làm hay trong thực tiễn thời gian qua của doanh nghiệp, đây chính là bài học quý giá cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp mình đồng thời nhà nước cũng đúc kết nhiều ý nghĩa cho vai trò kiến tạo phát triển.

 

CEO Đặng Đức Thành

Giám đốc Học viện Khởi nghiệp thành công (ISS)

Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Top